Những tháng đầu năm 2011, giá cá tra ở ĐBSCL liên tục tăng cao làm người nuôi phấn chấn. Do nguồn nguyên liệu thiếu hụt nên ai cũng nghĩ giá cá sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, gần đây tình hình đảo chiều, giá cá tra giảm mạnh; trong khi giá thức ăn, xăng dầu, thuốc… đều tăng, hàng loạt hộ nuôi cá có nguy cơ vỡ nợ.
- Càng tranh bán, càng lỗ
Những ngày này, tại An Giang, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ, khác với không khí hồ hởi khi giá cá cao cách đây vài tuần, những người nuôi cá tra mặt ủ mày ê vì giá cá giảm mạnh.
Ông Võ Văn Em, ở phường Thuận An (Thốt Nốt - Cần Thơ), cho biết: “Mấy vụ rồi nhiều hộ nuôi cá bán giá cao, lời lớn, thấy ham quá nên tôi đi vay tiền đầu tư trên 2,5 tỷ đồng nuôi 100 tấn cá. Hiện thời cá đạt trọng lượng 1 kg/con, chạy tìm nhà máy bán giá 25.000 đồng/kg, chưa ai chịu mua. Càng kéo dài càng lỗ nặng”. Những hộ đang ôm cá lớn từ 1 - 1,2 kg/con trở lên, giá chỉ 24.000 - 24.500 đồng/kg lại càng khó bán.
Theo tính toán của Sở NN-PTNT các tỉnh thành ĐBSCL, giá thức ăn cho cá đang tăng lên gần 12.000 đồng/kg, cộng với các chi phí đầu vào khác đều tăng, đẩy giá thành sản xuất cá đợt này lên khoảng 25.000 đồng/kg. Với giá hiện tại ai nuôi giỏi chỉ mong hòa vốn, còn nuôi bị hao hụt nhiều sẽ lỗ; chưa kể tiền lãi vay ngân hàng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho biết, một trong những nguyên nhân khiến cá tra giảm liên tục là do yếu tố tâm lý. Vào cuối tháng 4 đầu tháng 5-2011, lúc giá cá tăng cao người nuôi không chịu bán, cố giữ lại để chờ giá tăng thêm. Từ giữa tháng 5 đến nay giá cá bắt đầu giảm, lúc này trọng lượng cá nhiều nơi quá lớn (từ 1 - 1,2 kg/con trở lên), khiến nhiều hộ lo lắng nên tranh nhau bán. Người bán càng nhiều, giá càng giảm là chuyện hiển nhiên. Điều này cho thấy người nuôi tự làm khó mình.
- Bình tĩnh điều tiết thị trường
Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Xuất khẩu thủy sản An Giang, phân tích: “Theo dõi tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay, giá cá tăng so cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất sang châu Âu từ 3,3 - 3,4 USD/kg; Hoa Kỳ 4 - 4,2 USD/kg; Nhật Bản 4,2 USD/kg; Thụy Sĩ đến 4,4 USD/kg… Nhu cầu tiêu thụ trên thế giới đối với sản phẩm cá tra phi lê vẫn bình thường, thị trường xuất khẩu ổn định chứ không hề thu hẹp. Như vậy, giá cá tra giảm chỉ là nhất thời, do tâm lý người nuôi lo lắng kêu bán ào ạt làm tình hình càng lúc càng rối”.
Cũng có ý kiến cho rằng, trên thực tế sản lượng cá nguyên liệu toàn vùng ĐBSCL vẫn thiếu nhiều so với công suất hoạt động các nhà máy. Tuy nhiên, một số nơi đang có lượng cá lớn hơi nhiều nên các nhà máy hạn chế mua cá bên ngoài để tập trung bắt cá tự nuôi chế biến. Điều này đẩy người nuôi vào thế bí, bởi càng giữ lâu cá càng lớn thì giá càng giảm, chưa kể tốn kém thêm chi phí thức ăn.
Vấn đề cấp bách hiện nay là bình tĩnh điều tiết thị trường. Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền để người nuôi an tâm, không vội bán cá ào ạt. Doanh nghiệp cùng chung tay giữ giá xuất theo hướng có lợi cho chúng ta.
Yếu tố con giống và môi trường quyết định thành bại Báo SGGP ngày 11-6, có đăng bài “Khát con giống khỏe”. Sau khi báo đăng, tòa soạn đã nhận được ý kiến phản hồi từ người nuôi tôm và các nhà khoa học. TS Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II: Ông Nguyễn Văn Hồ, tỷ phú nuôi tôm huyện Cầu Ngang (Trà Vinh): Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững phải đi đôi với đầu tư hệ thống thủy lợi và vấn đề tiên quyết thành bại là con giống. Thiếu con giống tốt, con giống khỏe, cơ hội thành công vụ nuôi giảm đi 50%. Sắp tới Nhà nước cần tăng cường quản lý chặt con giống từ khâu sản xuất (tôm bố mẹ) đến xuất bán cho người nuôi. Xử phạt thật nặng hoặc rút giấy phép những cơ sở cung cấp giống kém chất lượng. Đ.Cảnh ghi |
HUỲNH PHƯỚC LỢI