Các địa phương thực hiện các khuyến cáo của EC để chuẩn bị kiểm tra IUU

Theo Bộ NN-PTNT, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ có đoàn thanh tra kiểm tra Việt Nam về IUU từ ngày 20 đến 28-10 sau 5 năm rút “thẻ vàng”. Thời gian qua, bộ đã đưa vào nhiều giải pháp nhằm giám sát tàu cá hoạt động.

Ngày 29-9, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị “Bàn giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định” nhằm đánh giá tồn tại, hạn chế về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (chống khai thác IUU), chỉ đạo các nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tham dự có đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ TT-TT, Bộ GTVT, các hiệp hội, đại diện 28 tỉnh/thành phố có vùng biển…

Các địa phương thực hiện các khuyến cáo của EC để chuẩn bị kiểm tra IUU ảnh 1 Hiện nay, nhiều tàu cá đã lắp thiết bị VMS theo khuyến cáo của EC về IUU

Theo Bộ NN-PTNT, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ có đoàn thanh tra kiểm tra Việt Nam về IUU từ ngày 20 đến 28-10 sau 5 năm rút “thẻ vàng”. Thời gian qua, bộ đã đưa vào nhiều giải pháp nhằm giám sát tàu cá hoạt động. Tính đến ngày 25-9, công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá đã có tiến bộ khi đạt 95,29% chiếm 28.519/29.930 tàu, tăng 5% so với trước. Các đơn vị cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá trước khi xuất bến, đang khai thác trên vùng biển và cập bến: đã có 53 cảng cá kiểm soát theo chuỗi, cấp chứng thư xuất khẩu, kiểm soát nguyên liệu tại nhà máy chế biến.

Ngoài ra, việc kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu từ khai thác ngoài vùng biển Việt Nam đảm bảo theo quy định của pháp luật và cơ bản đáp ứng được quy định của Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng. Nhờ các lực lượng chức năng duy trì tàu, sử dụng máy bay không người lái để tuần tra, kiểm soát đã ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá vi phạm ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương... Đồng thời, lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm để theo dõi, giám sát… 
Các địa phương thực hiện các khuyến cáo của EC để chuẩn bị kiểm tra IUU ảnh 2 Trong 5 năm bị thẻ vảng, xuất khẩu thủy sản qua EU bị ảnh hưởng rất nhiều

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), khi bị “thẻ vàng”, giai đoạn năm 2017-2019, sau 2 năm chịu tác động từ thẻ vàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giảm 12%, tương đương 183 triệu USD. Trong trường hợp bị EC rút “thẻ đỏ”, lệnh cấm thương mại được áp dụng hoàn toàn đối với các sản phẩm thủy sản khai thác xuất vào EU, với trị giá xuất khẩu khoảng 480 triệu USD. Ngành khai thác và chế biến hải sản sẽ giảm ít nhất 30% so với công suất hiện tại, dẫn đến giảm giá trị xuất khẩu.

Đại diện VASEP kiến nghị, Bộ NN-PTNT ưu tiên nâng cấp, kiện toàn các giải pháp công nghệ để giải quyết bài toán lớn về quản lý nghề cá hiện đại cũng như cải thiện quá trình cấp các giấy tờ liên quan. Chính phủ đẩy mạnh các giải pháp ngoại giao và giải pháp khác để có các hướng dẫn hoặc bản đồ chi tiết đường biên giới biển để ngư dân có cơ sở thực thi quy định pháp luật được tốt hơn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, sau 5 năm bị “thẻ vàng” IUU đã có nhiều văn bản quy định pháp luật ra đời. Trong những năm qua, bộ đã kiểm tra nhiều tàu, cảng cá, sổ nhật ký ghi chép, phối hợp với các địa phương soạn thảo văn bản… Hiện nay, bộ đang hoàn thành quy định pháp luật xử phạt nguội các tàu cá vi phạm IUU để Chính phủ trình Quốc hội thông qua. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị có đến hơn 600 xã, phường tham dự về tình trạng vi phạm IUU. Trong phân công trách nhiệm quản lý đội tàu hiện nay gồm Bộ Quốc phòng, Bộ NN-PTNT, Bộ Công an cùng với địa phương để nhắc nhở, tuyên truyền, xử phạt vi phạm IUU.

Ông Phùng Đức Tiến đề nghị, các địa phương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị VMS và khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống giám sát tàu cá để quản lý hoạt động của tàu cá địa phương trên biển. Bên cạnh đó, các tàu cá mỗi tỉnh được sơn mỗi màu khác nhau để quản lý nhưng chưa đạt 100%. Ngoài ra, các cảng chưa đầu tư đúng mức nên quản lý việc truy xuất nguồn gốc còn gặp khó khăn.

Tin cùng chuyên mục