Theo đó, từ năm 2020 và định hướng đến năm 2030, cao tốc Bắc - Nam trục phía Đông và Tây sẽ được xây dựng với tổng chiều dài 3.096km. Trong đó, tuyến phía Đông gồm 27 đoạn, tổng chiều dài 1.827km; tuyến phía Tây gồm 24 đoạn với tổng chiều dài là 1.269km.
Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc gồm 16 tuyến, tổng chiều dài 1.683km. Hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm 4 tuyến, tổng chiều dài 316km.
Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam gồm 7 tuyến, tổng chiều dài 1.048km, đó là Biên Hòa (Đồng Nai) - Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) dài 76 km; Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương - Đà Lạt (Lâm Đồng) dài 208km; TPHCM - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Chơn Thành (Bình Phước) dài 69km; TPHCM - Mộc Bài (Tây Ninh) dài 55km… Tổng chiều dài cao tốc sẽ được xây dựng đến năm 2030 là 6.814km.
Để thực hiện các dự án này, giai đoạn đến 2020 sẽ cần đến 345.167 tỷ đồng, giai đoạn đến 2030 cần 514.926 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư khoảng 860.093 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư các dự án này sẽ từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách dưới hình thức Chính phủ vay hoặc bảo lãnh vay, phát hành trái phiếu và chủ yếu phục vụ các dự án kém hấp dẫn về tài chính nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài, Tổng cục ĐBVN kiến nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách, sửa đổi bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền để tăng tính thương mại của các dự án, đảm bảo lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư…