Chắc chân thị trường nội địa là cơ hội để mở rộng thị phần toàn cầu

Tính đến hết tháng 11-2023, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng xuất khẩu có phục hồi nhưng còn ít. Thế nhưng, trong bức tranh chung đó, vẫn có nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng và trở thành điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu.
Hiểu rõ hương vị người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi để một sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống có thể giữ chân người tiêu dùng
Hiểu rõ hương vị người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi để một sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống có thể giữ chân người tiêu dùng

Trường hợp Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) là một điển hình. Vinamilk gây bất ngờ khi báo cáo doanh thu thuần quý III tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022 ở mảng xuất khẩu. "Ông lớn” này ghi nhận lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 44.848 tỷ đồng và 6.669 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 71% và 77% kế hoạch năm. Riêng thị trường nước ngoài đóng góp 2.384 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III và 7.218 tỷ đồng lũy kế 9 tháng. Mảng xuất khẩu ghi nhận điểm nhấn tích cực khi báo cáo doanh thu thuần trong quý đạt 1.246 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Dự ước, đà tăng trưởng này sẽ còn duy trì đến cuối năm nay.

Sản phẩm Sữa Ông Thọ của Vinamilk đang được bày bán tại hệ thống siêu thị tại Trung Quốc

Sản phẩm Sữa Ông Thọ của Vinamilk đang được bày bán tại hệ thống siêu thị tại Trung Quốc

Để có thể đạt được mục tiêu này, ở tất cả thị trường Vinamilk không ngừng nâng chất sản phẩm ở cả 3 yếu tố: chất lượng, giá cả và dịch vụ hậu mãi. Theo đó, về chất lượng, sản phẩm của Vinamilk được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào với các tiêu chuẩn Global GAP, Organic,… đến khâu sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001, FSSC 22000, ISO 17025 hay chứng nhận Halal, Organic châu Âu, FDA (Mỹ), tiêu chuẩn của Trung Quốc,…

Đây được xem như chiếc vé thông hành để một sản phẩm có thể vào một thị trường nào đó. Ngoài ra, yếu tố hương vị cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để một sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống có thể giữ chân người tiêu dùng. Do vậy, việc nghiên cứu thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng bản địa được Vinamilk đầu tư kỹ lưỡng. Còn về giá cả, biên lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu thường thấp hơn so với việc bán ra trên thị trường nội địa nhưng Vinamilk chấp nhận. Bởi đây là giải pháp cần để mở rộng thị trường và lan tỏa thói quen sử dụng thương hiệu Việt đến người mua toàn cầu. Riêng về chất lượng dịch vụ, Vinamilk đã và đang xây dựng đội ngũ kinh doanh quốc tế, đồng hành cùng đối tác để phát triển dịch vụ đến người tiêu dùng cuối, dõi theo phản ứng của người tiêu dùng để có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc hỗ trợ đối tác một cách kịp thời.

Ông Võ Trung Hiếu, Giám đốc Kinh doanh Quốc tế Vinamilk chia sẻ thêm, trong những tháng còn lại của năm 2023, Vinamilk lên kế hoạch tiếp tục phát triển các nhóm sản phẩm xuất khẩu thế mạnh, đặc biệt là các sản phẩm mang thương hiệu Ông Thọ và Ngôi Sao Phương Nam. Trong đó, việc phát triển sản phẩm (như thay đổi quy cách đóng gói, đa dạng hương vị…) sẽ dựa trên xu hướng cũng như thói quen tiêu dùng tại từng địa phương, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng bản địa.

Được biết, hiện Vinamilk đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 đối tác nhập khẩu và phân phối sữa, nông sản lớn tại Trung Quốc để xuất khẩu sản phẩm sữa chua sang thị trường tỷ dân. Theo kế hoạch, lô sữa chua ăn hương vị sầu riêng đầu tiên của Vinamilk sẽ được lên kệ hàng tại Trung Quốc vào khoảng đầu tháng 12. Riêng sản phẩm sữa đặc Ông Thọ - sản phẩm chủ lực của Vinamilk tại thị trường Trung Quốc cũng vừa chính thức có mặt tại chuỗi siêu thị Quảng Bạch – chuỗi bán lẻ lớn nhất tại Quảng Châu với hơn 17 siêu thị.

Nhìn chung, Việt Nam đã ký 17 hiệp định thương mại tự do (FTA). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu nhưng ngược lại, Việt Nam được đánh giá là nước có độ mở thị trường rất lớn. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp trong nước đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ hàng hóa ngoại nhập. Do vậy, để tận dụng tối đa lợi thế từ FTA mang lại, một mặt Vinamilk xây dựng ban xuất xứ hàng hóa, chuyên phụ trách về xuất xứ hàng hóa cho các sản phẩm của Vinamilk trong việc xuất khẩu. Bộ phận này còn có trách nhiệm theo sát các hiệp định mà Chính phủ Việt Nam tham gia đàm phán để đề xuất, góp ý khi được lấy ý kiến cũng như tận dụng lợi thế từ các hiệp định đã ký.

Hiểu rõ hương vị người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi để một sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống có thể giữ chân người tiêu dùng

Hiểu rõ hương vị người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi để một sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống có thể giữ chân người tiêu dùng

Ngoài ra, Vinamilk đã tham gia nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm lớn tại các khu vực và thị trường như Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á… Kết hợp với các hoạt động chăm sóc khách hàng khác đã giúp Vinamilk ký kết và thực hiện thành công các hợp đồng với tổng giá trị đạt hơn 100 triệu USD.

Ở khía cạnh khác, ngành sữa nội địa vẫn có cơ hội tăng trưởng tốt. Mỗi năm, Việt Nam có thêm 1,5 triệu trẻ em cùng với đó là tỷ lệ dân số trên 60 tuổi ngày càng tăng cao. Sau Covid-19, người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng nhiều hơn, không chỉ với trẻ em mà còn người lớn. Cùng với đó, khoảng cách tiêu thụ sữa giữa nông thôn và thành thị còn rất lớn. Trong khi, tỷ lệ tiêu thụ sữa/đầu người tại Việt Nam mới ở mức thấp, chỉ 23 lít/người/năm so với mức 30 lít/người/năm tại Thái Lan và 45 lít/người/năm tại Singapore năm 2021. Nhiều nghiên cứu dự báo mức tiêu thụ sữa tại Việt Nam sẽ đạt mức của Thái Lan trong vòng 5-10 năm nữa nên dư địa cho tăng trưởng vẫn còn rất lớn.

Do vậy, cùng với việc mở rộng thị phần xuất khẩu, Vinamilk tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm tận dụng dư địa tăng trưởng. Ngoài sữa để uống, Vinamilk hướng đến việc hướng dẫn người dùng sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa cho mục đích pha chế thức uống, nấu ăn, làm bánh, món tráng miệng,… Việc ra mắt dòng sản phẩm làm topping cho các món ngọt là Ông Thọ vị dâu và vị sô cô la vừa qua thu hút sự quan tâm rất tích cực của giới trẻ. Đặc biệt, Vinamilk cũng đón đầu xu hướng sống xanh, thích trải nghiệm và phát triển bền vững của Gen Z để ra đời các sản phẩm như Green Farm, Super Nut. Các sản phẩm này đã ghi nhận tăng trưởng rất ấn tượng, gần gấp 2 lần và 3 lần so với cùng kỳ năm 2022 trong quý III vừa qua.

Tin cùng chuyên mục