Châu Á tăng tốc chạy đua vũ trang

Đây là nhận định trong bài viết được đăng tải trên tờ Denfense News. Theo đánh giá của Military Balance, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế IISS, hiện nay việc tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng đã chuyển từ phương Tây sang châu Á. Trong lúc khủng hoảng kinh tế làm hao mòn chi phí quân sự của Mỹ và các nước châu Âu thì châu Á lại tìm cách tăng cường tiềm lực quân sự. Tất cả là nhờ vào nền kinh tế tăng trưởng và đủ khả năng chống đỡ trước khủng hoảng kinh tế.
Châu Á tăng tốc chạy đua vũ trang

Đây là nhận định trong bài viết được đăng tải trên tờ Denfense News. Theo đánh giá của Military Balance, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế IISS, hiện nay việc tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng đã chuyển từ phương Tây sang châu Á. Trong lúc khủng hoảng kinh tế làm hao mòn chi phí quân sự của Mỹ và các nước châu Âu thì châu Á lại tìm cách tăng cường tiềm lực quân sự. Tất cả là nhờ vào nền kinh tế tăng trưởng và đủ khả năng chống đỡ trước khủng hoảng kinh tế.

Một máy bay chiến đấu của Philippines.

Một máy bay chiến đấu của Philippines.

 Phân tích về nguyên nhân dẫn đến những cuộc chạy đua vũ trang này, tờ Defense News cho rằng, Trung Quốc là tác nhân chính. Vài tháng gần đây, những thông tin về lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tăng cường sức mạnh liên tục xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Trong số đó có nhiều loại vũ khí hiện đại như chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 J-20, tên lửa chống tàu và chương trình tàu ngầm của Trung Quốc… đang được cho là “vũ khí chiến lược” của quốc gia này.

Mặc dù phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, song ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn tăng 7,5%, cao hơn hầu hết các nước trên thế giới. Lo ngại càng gia tăng khi ngày 4-3 Trung Quốc công bố tăng ngân sách quốc phòng năm 2011 lên tới 601,1 tỷ NDT (91,5 tỷ USD), tăng 12,7%. Với đà này đến năm 2030, bức tranh về môi trường an ninh khu vực có thể sẽ thay đổi hoàn toàn dưới tác động của sức mạnh quân sự gia tăng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Tàu chiến được trang bị tên lửa đánh chặn của Nhật Bản.

Tàu chiến được trang bị tên lửa đánh chặn của Nhật Bản.

Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc hiện nay được cho là không chỉ nhằm vào lãnh thổ Đài Loan mà mở rộng ra nhiều quốc gia ở khu vực biển Đông. Chính phủ các nước, từ Nhật Bản đến lãnh thổ Đài Loan, Ấn Độ đều lo ngại về trang bị quân sự của Trung Quốc. Nhật Bản tuyên bố sẽ mua mới 5 tàu ngầm, 3 tàu chiến, hàng loạt máy bay tiêm kích và máy bay viễn thám cũng như 40 trực thăng quân sự.

Hàn Quốc dự định sẽ chi cho quốc phòng tổng cộng 550 tỷ USD trong thời gian từ nay đến 2021, trong đó 1/3 dùng để mua vũ khí mới. Tại Đông Nam Á, nhiều quốc gia như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan… đang đầu tư vào không quân và hải quân.

PHƯƠNG NAM

Tin cùng chuyên mục