Chọn tạo giống lúa: Đầu tư nhiều, hiệu quả thấp

Từ năm 2006-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) đã rót gần 30 tỷ đồng cho nhiều đề tài, dự án chọn tạo giống lúa. Kết quả cho thấy, số tiền đầu tư này bước đầu gặt hái thành công, như tạo ra các giống lúa kháng sâu rầy, lúa ngắn ngày, phục tráng một số giống lúa ngon truyền thống... Tuy nhiên, trong các giống được công nhận, chưa có giống mới nào mang ưu điểm vượt trội về chất lượng được trồng đại trà, phục vụ xuất khẩu.
Chọn tạo giống lúa: Đầu tư nhiều, hiệu quả thấp

Từ năm 2006-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) đã rót gần 30 tỷ đồng cho nhiều đề tài, dự án chọn tạo giống lúa. Kết quả cho thấy, số tiền đầu tư này bước đầu gặt hái thành công, như tạo ra các giống lúa kháng sâu rầy, lúa ngắn ngày, phục tráng một số giống lúa ngon truyền thống... Tuy nhiên, trong các giống được công nhận, chưa có giống mới nào mang ưu điểm vượt trội về chất lượng được trồng đại trà, phục vụ xuất khẩu.

Cụ thể ở miền Bắc, chưa có giống nào thay thế hai giống lúa lai nhập khẩu của Trung Quốc là Khang Dân và Q5. Còn ở ĐBSCL, trong vụ đông xuân 2009-2010, Viện Lúa ĐBSCL cung cấp 10 tấn giống siêu nguyên chủng và 200 tấn giống nguyên chủng theo yêu cầu đặt hàng, trong khi nhu cầu của các địa phương cần tới 1.000 tấn giống nguyên chủng. Cho nên hàng năm, nước ta vẫn phải nhập 13.000 - 15.000 tấn lúa giống.

Các nhà khoa học đang theo dõi kết quả lai tạo giống lúa mới ở ĐBSCL. Ảnh: N.HIẾU

Các nhà khoa học đang theo dõi kết quả lai tạo giống lúa mới ở ĐBSCL. Ảnh: N.HIẾU

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính là chúng ta chưa có kế hoạch dài hạn về hướng nghiên cứu một số giống chất lượng cao mang tầm quốc gia; các đề tài nghiên cứu thường manh mún, xé lẻ; một số chương trình lai tạo giống thiếu các bước nghiên cứu cơ bản, thiếu định hướng và chưa tiếp cận với trình độ của thế giới.

Đánh giá thiếu sót các chương trình lai tạo giống, TS Nguyễn Thị Trâm, Viện Sinh học nông nghiệp (ĐH Nông nghiệp I Hà Nội), cho biết: “Để tạo được một giống lúa chất lượng cao cần nhiều điều kiện, đặc biệt là phải thực hiện trong 10-15 thế hệ liên tiếp sau khi lai tạo, đột biến. Giải quyết một loạt vấn đề này không thể làm nhanh. Nhưng trong thực tế, các nhà quản lý quy định thời gian nghiên cứu của một đề tài quá ngắn (2 đến 3 năm) nên không thể thực hiện được”.

Còn theo GS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, chúng ta đang thiếu hụt các nhà khoa học đầu ngành về tổng thể cũng như về từng lĩnh vực chọn giống cụ thể. Một khó khăn được các nhà khoa học đề cập nữa là vấn đề tài chính.

GS Trần Đình Long cho biết: “Khi cấp kinh phí cho đề tài, cơ quan chức năng luôn đòi hỏi chủ nhiệm đề tài phải chứng minh thu chi bằng hóa đơn. Trong khi có những khoản chủ nhiệm đề tài chi nhưng không thể có hóa đơn, như khoản tiền thuê đội ngũ khoa học đã về hưu, các chuyên gia nước ngoài”.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thị Trâm nêu rõ: Một đề tài cần chọn hai đơn vị nghiên cứu. Kinh phí do chủ nhiệm đề tài chủ động thu chi, không cần báo cáo hóa đơn như trước. Có như vậy đề tài nghiên cứu mới đạt chất lượng. Khi có kết quả, Hội đồng nghiệm thu có sự so sánh để chọn được giống tốt nhất, tránh trường hợp trước đây chỉ chọn 1 đề tài trúng thầu.

NGỌC HIẾU

Tin cùng chuyên mục