Chống tham nhũng ở... đại học

Cách đây 3 năm, Trường Đại học (ĐH) Renmin của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm ngợi ca của báo chí trong nước khi trở thành trường ĐH đầu tiên trên cả nước cấp bằng thạc sĩ cho đề tài nghiên cứu chống tham nhũng. Tháng trước, Cai Rong-sheng, người đứng đầu bộ phận tuyển sinh tại Renmin - một trong những trung tâm giáo dục có uy tín nhất của Trung Quốc - đã bị bắt khi đang cố gắng tẩu thoát ra nước ngoài.

Cách đây 3 năm, Trường Đại học (ĐH) Renmin của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm ngợi ca của báo chí trong nước khi trở thành trường ĐH đầu tiên trên cả nước cấp bằng thạc sĩ cho đề tài nghiên cứu chống tham nhũng. Tháng trước, Cai Rong-sheng, người đứng đầu bộ phận tuyển sinh tại Renmin - một trong những trung tâm giáo dục có uy tín nhất của Trung Quốc - đã bị bắt khi đang cố gắng tẩu thoát ra nước ngoài.

Trong khi các cuộc điều tra nhân vật này vẫn đang diễn ra, cách đây 2 tuần, một nhân vật cấp cao khác, An Xiaoyu - Phó chủ tịch Trường ĐH Tứ Xuyên, trường ĐH uy tín nhất Tây Nam Trung Quốc, bị cáo buộc tham nhũng liên quan đến việc xây dựng một cơ sở mới. Ít nhất đã có 5 chủ tịch trường ĐH Trung Quốc đã bị giáng chức sau những cuộc điều tra phát hiện tham nhũng.

Những tiêu cực trong các trường ĐH đã không là tâm điểm của công tác chống tham nhũng trong nhiều năm qua, nhưng xét theo những diễn biến gần đây, vấn đề đã trở nên trầm trọng. Báo China Daily nhận định, các cuộc điều tra lãnh đạo các trường ĐH hiện nay có thể chỉ là bề nổi của tảng băng tham nhũng trong ngành giáo dục. Tham nhũng trong giáo dục chủ yếu tập trung trong khâu tuyển sinh và khâu phân bổ kinh phí nghiên cứu.

Tháng 3 vừa qua, Chen Yingxu, Phó chủ tịch Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường của ĐH Chiết Giang, đã bị buộc tội biển thủ 10,22 triệu NDT (1,68 triệu USD) kinh phí tài trợ nghiên cứu. Nhiều học giả trẻ có đầy nhiệt huyết và tài năng để nghiên cứu nhưng rất ít trong số họ được tài trợ kinh phí đầy đủ. Thực tế này đã đẩy nhiều sinh viên giỏi của Trung Quốc lựa chọn nghiên cứu ở nước ngoài hoặc chí ít tại các trường của nước ngoài ở ngay Trung Quốc, như ĐH New York vừa mới mở ở Thượng Hải. Xu hướng có thể tác động trực tiếp, cản trở chuyển động xã hội và làm chậm tốc độ của sự đổi mới.

Theo các chuyên gia chống tham nhũng, tham nhũng trong các trường ĐH cũng như trong chính phủ, là hậu quả của sự thiếu minh bạch và giám sát của các cơ quan trung ương. Ở Trung Quốc, chủ tịch các trường đại học công thường do chính phủ bổ nhiệm. Đến cuối năm ngoái, có 1.735 trong số 2.442 vị chủ tịch là người của chính phủ, tất cả những người không do chính phủ chỉ định đều làm việc tại các trường ĐH tư nhân. Theo hệ thống hiện tại, chủ tịch các trường ĐH đều có những vị trí đặc biệt trong hệ thống phân cấp chính trị, một hình thức thường áp dụng đối với các quan chức chính phủ và các giám đốc doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ, hiện chủ tịch và bí thư đảng của hơn 30 trường ĐH có uy tín đều được xếp ở mức cấp thứ trưởng và có thể làm chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia PetroChina.

Chu Zhaohui, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Giáo dục quốc gia, cho rằng chủ tịch các trường ĐH nên được các đồng nghiệp và sinh viên bầu chọn. Lý tưởng nhất là họ cần phải có một nền tảng tốt trong giảng dạy và nghiên cứu, mà có thể sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các trường để chỉ tập trung vào nghiên cứu và học tập.

Trong một động thái có ý nghĩa tích cực, tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã thông qua một kế hoạch cải cách, theo đó thừa nhận cần phải thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo dục. Kế hoạch nhằm tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH và cải tiến quản trị nội bộ. Nó cũng giám sát việc loại bỏ dần hệ thống mà trong đó các quan chức ngành giáo dục đều được “sắp xếp”.

Thanh Hằng

Tin cùng chuyên mục