Chủ tịch Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình: Thời cơ và vận hội đang đến

Chủ tịch Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình: Thời cơ và vận hội đang đến

Định hướng phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam sẽ như thế nào trong những năm tới? Những vấn đề tồn tại sẽ được giải quyết ra sao? Những nội dung này được phóng viên ĐTTC đặt ra với ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn Vinashin.

PHÓNG VIÊN: -Xin ông cho biết hướng phát triển chính của ngành công nghiệp tàu thủy trong thời gian tới?

Chủ tịch Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình: Thời cơ và vận hội đang đến ảnh 1

Đóng mới tàu 6.500 tấn tại Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.

Ông PHẠM THANH BÌNH: -Theo định hướng đã được Chính phủ phê duyệt, trong 5 năm tới, ngành công nghiệp tàu thủy nước ta sẽ đóng các loại tàu từ 150.000 tấn đến trên 200.000 tấn và sửa chữa các tàu có trọng tải lớn hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể đóng được các loại tàu chở  dầu sản phẩm đến tàu chở dầu thô, tàu container, tàu khách ven biển và các loại tàu hàng khác. Triển khai thực hiện định hướng này, chúng tôi dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy đóng tàu lớn, cũng như sẽ đầu tư nâng cấp các nhà máy đóng tàu hiện có nhằm tăng năng lực đóng được các tàu cỡ lớn từ 100.000 đến 150.000 tấn và trên 300.000 tấn; sản xuất được các máy móc, trang thiết bị tàu thủy, cũng như các dịch vụ đi kèm. Chúng tôi đang có các kế hoạch nghiên cứu để chủ động phát triển một loại hình tàu mới mà không phải mua bản quyền của nước ngoài.

Một điều đáng lo ngại của công nghiệp đóng tàu Việt Nam trước yêu cầu mới là nguồn nhân lực. Vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao, thưa ông?

Ở bất cứ ngành nào có tốc độ phát triển nhanh thì cũng đụng phải vấn đề này. Hiện nay, chúng tôi đang chủ động thành lập các trường công nhân kỹ thuật. Trước mắt chúng tôi xin phép Chính phủ cho thành lập Đại học kỹ thuật Vinashin để đào tạo các kỹ sư thực hành cho ngành đóng tàu, cũng như lực lượng công nhân lành nghề cung cấp cho các nhà máy đóng tàu. Một điều nữa là muốn phát triển nhanh và đảm bảo tốt các đơn hàng của các chủ tàu, chúng tôi đã có kế hoạch thuê cũng như mua công nghệ, chất xám từ bên ngoài. Được sự đồng ý của Chính phủ, Vinashin hiện đang từng bước tiến hành các việc này.
 
Ông có thể cho biết lý do Vinashin thành công trong việc ký kết được các hợp đồng đóng tàu lớn, trong khi có rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới mạnh trong lĩnh vực này?

Lý do thì có rất nhiều và khó có thể nói hết. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến yếu tố, đó là thời cơ và vận hội. Mấy năm trước, từ các cơ quan quản lý cấp trên, từ Chính phủ đến các bộ, ngành nước ta cũng như các đơn vị trong Tổng công ty đã thấy rõ cơ hội của ngày hôm nay và đầu tư kịp thời. Kết quả, chúng ta đã nắm bắt được vận hội và tiếp nhận được các đơn đặt hàng lớn từ nhiều chủ tàu lớn thế giới. Trong tương lai, nếu chúng ta tiếp tục phát huy tốt điều này, tôi tin rằng, ngành công nghiệp đóng tàu, hàng hải và vận tải nước ta sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Xin cảm ơn ông!

Nguyên Minh (ghi)

Ông Chu Thế Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng:
ng cao tỷ lệ nội địa hóa linh kiện

Chủ tịch Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình: Thời cơ và vận hội đang đến ảnh 2

Góp phần để ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển, Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng đã vạch chiến lược nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong đóng tàu. Hiện tại chúng tôi đã sản xuất được 30-35% linh kiện cho đóng tàu và chỉ nhập những linh kiện mà công ty chưa đủ khả năng chế tạo. Với các tàu xuất khẩu, khách hàng đòi hỏi sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, các linh kiện cũng được chúng tôi sản xuất theo yêu cầu của nước ngoài. Như vậy, sản phẩm nội địa hóa tăng lên, giá thành  giảm và vẫn đảm bảo chất lượng quốc tế.

Thành công hiện nay của Bạch Đằng là đã tìm ra và khai thác thế mạnh của mình. Hiện nay, do địa thế của chúng tôi chưa cho phép đóng được những tàu trọng tải lớn, chúng tôi đã chọn dòng sản phẩm nhỏ, phù hợp với yêu cầu của đối tác và thị trường. Đó là tàu dầu, tàu container, tàu đa chức năng. Tuy nhiên, những loại tàu này đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt, thực sự là những bài toán khó đối với những doanh nghiệp còn nhỏ như chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng đơn đặt hàng của đối tác.

Ông Trần Quang Vũ, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu:
Đầu tư có trọng điểm và hợp lý

Chủ tịch Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình: Thời cơ và vận hội đang đến ảnh 3

Giai đoạn 2007-2010, Nam Triệu sẽ thực hiện triệt để mô hình công ty mẹ – con; tiếp tục thực hiện các dự án đã khởi công trong năm 2007; khởi công các dự án mới như siêu thị, trường đào tạo, công ty chế tạo và lắp ráp động cơ diezel. Giai đoạn 2010-2015, Nam Triệu sẽ đầu tư nâng cấp một số công ty có tiềm năng như đóng mới, sửa chữa tàu biển tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghi Sơn (Thanh Hóa); vận tải biển; công nghiệp phụ trợ; công nghiệp đúc, chế tạo thiết bị tàu thủy; nghiên cứu khả năng đầu tư, liên kết sang các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác… Chúng tôi xác định, việc đầu tư các dự án phải phù hợp với chiến lược phát triển trong thời kỳ mới, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi hợp lý, đảm bảo hiệu quả bền vững.

Hiện tại chúng tôi đang chuẩn bị các điều kiện nhà xưởng, vật tư và nhân lực để thực hiện dự án đóng kho nổi 150.000 DWT mà Vinashin đã tin tưởng giao thực hiện. Đây là dự án lớn nhất của Nam Triệu từ trước tới nay, nhưng chúng tôi tin tưởng sẽ triển khai và hoàn thành tốt.

Tin cùng chuyên mục