Chương trình “Canh tác lúa thông minh”: Góp phần tăng trưởng xanh cho ĐBSCL

Ngày 30-3, tại TP Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Viện Lúa Quốc tế (IRRI) đã tổ chức hội thảo "Hợp tác cho hai chương trình sáng kiến của CGIAR: Nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bằng Châu Á".
Ông Hồ Thế Huy, Phó Giám đốc Marketing Công ty CP Phân bón Bình Điền báo cáo về chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Ông Hồ Thế Huy, Phó Giám đốc Marketing Công ty CP Phân bón Bình Điền báo cáo về chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Theo đó, chương trình Canh tác lúa thông minh của Công ty CPPB Bình Điền đã chính thức được Bộ NN-PTNT đưa vào đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh tại ĐBSCL.

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng; các chuyên gia nông nghiệp đến từ Thái Lan, Campuchia, Philippines; các doanh nghiệp gắn bó với nông nghiệp, nông dân; cùng đại diện ngành nông nghiệp, khuyến nông 12 tỉnh ĐBSCL cùng tham dự 2 phiên thảo luận về các chủ đề “Nông nghiệp xuất sắc và cơ giới hóa gieo sạ chính xác (DSR)” và “Sáng kiến bảo đảm an ninh lương thực cho vùng đồng bằng Châu Á và các giải pháp”.

Tại đây, các đại biểu đã được nghe các tham luận giới thiệu chung về Nông nghiệp xuất sắc; chiến lược của Bộ NN-PTNT về đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL; mở rộng quy mô cơ giới hóa gieo sạ chính xác phù hợp với nền nông nghiệp Campuchia và Việt Nam; cơ giới hóa gieo sạ chính xác hỗ trợ chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở Việt Nam; tổng quan sáng kiến bảo đảm an ninh lương thực cho vùng đồng bằng Châu Á; tư vấn nông nghiệp dựa trên khí hậu; kinh tế tuần hoàn dựa trên rơm rạ: công nghệ và mô hình kinh doanh; canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL…

Đại biểu trong nước và quốc tế tham dự và trình bày báo cáo tại hội thảo

Đại biểu trong nước và quốc tế tham dự và trình bày báo cáo tại hội thảo

Ông Lê Thanh Tùng chỉ rõ các tiêu chí liên quan trong chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, cụ thể: Phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao theo hướng hiện đại gắn với tăng trưởng xanh, trong đó nhiệm vụ trọng tâm gồm cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa và ứng dụng nhanh công nghệ cao, công nghệ số để tiến đến thực hành canh tác lúa chính xác và thông minh; phát triển mô hình canh tác lúa tuần hoàn, sử dụng phế phẩm lúa gạo để gia tăng giá trị vừa giảm tác động xấu đến môi trường.

Ứng dụng các công nghệ mới giúp nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa, tiết kiệm vật tư đầu vào và tài nguyên; tái sử dụng nguyên liệu phụ phẩm, gia tăng mức giảm phát thải khí nhà kính.

Theo đó, sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao cần hướng đến việc được chứng nhận tiêu chuẩn, lựa chọn phù hợp các tiêu chuẩn như 1 phải 5 giảm, VietGAP, Global GAP, SRP và tương đương, lúa hữu cơ… để tiến hành đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đồng thời đăng ký mã số vùng trồng.

Trước mắt xây dựng mô hình mẫu nhằm trình diễn quy trình sản xuất lúa tiên tiến bao gồm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, cơ giới hóa đồng bộ đáp ứng mục tiêu lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh. Cụ thể: quy mô mỗi hộ tối thiểu 100 ha. Tùy theo điều kiện địa phương, vùng sinh thái, mỗi địa phương cấp tỉnh phối hợp với doanh nghiệp liên kết xây dựng 1-2 mô hình trong 2 vụ liên tiếp, sau đó tổng kết và xây dựng kế hoạch nhân rộng. Chương trình bắt đầu từ năm 2024, hoàn thành vào năm 2030.

Mô hình trình diễn Canh tác lúa thông minh của Công ty CP Phân bón Bình Điền
Mô hình trình diễn Canh tác lúa thông minh của Công ty CP Phân bón Bình Điền

Báo cáo về Chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL, ông Hồ Thế Huy, Phó Giám đốc Marketing Công ty CP Phân bón Bình Điền trình bày kết quả làm mô hình tới 7 vụ lúa, qua 2 giai đoạn, từ 2016- 2017 đến 2020- 2022, với những công việc quy thành khối kiến thức (tập huấn quy trình, sổ tay canh tác lúa thông minh, khuyến nông trên truyền hình báo đài, hội thi nhà nông, tổ chức cho nông dân đi tham quan trong nước, ngoài nước…) và khối phương tiện (lắp đặt các trạm quan trắc đầu nguồn nước, phát dụng cụ đo độ mặn, độ pH cho nông dân, cung cấp cho nông dân máy phun phân, thuốc, xây dựng mô hình suốt 13 tỉnh thành…), rồi phân tích kỹ mẫu đất từng vùng để có gói phân bón phù hợp…

Kết quả: Năng suất mô hình tăng bình quân 400 kg lúa/ha so với đối chứng; sử dụng vật tư đầu vào giảm 1,5 triệu đồng/ha so với đối chứng, lợi nhuận thu được tăng từ 4 đến 4,5 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Báo cáo khoa học về Chương trình Canh tác lúa thông minh đã được Hội đồng khoa học của Bộ NN-PTNT chấp nhận vào ngày 14-3 vừa qua, Cục Trồng trọt đã ký quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt, ông Lê Thanh Tùng khẳng định: "Đây là chương trình có được sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước là hệ thống khuyến nông từ Trung ương tới địa phương đã làm kiên trì, bền bỉ tới 7 vụ sản xuất lúa. Cục đã đề nghị được đưa vào Chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, tăng tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính của Bộ NN-PTNT".

Tin cùng chuyên mục