Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch tại TPHCM đã có sản phẩm thương mại

(SGGP). - Sau 2 năm triển khai, Chương trình phát triển vi mạch TPHCM đã tập hợp được nhiều cơ quan, tổ chức, viện, trường… tham gia dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo TPHCM. Quá trình thực hiện đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu thiết kế chip, xây dựng trung tâm thiết kế vi mạch, hợp tác quốc tế… cũng đạt được nhiều thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, việc ra mắt, thương mại hóa những sản phẩm ứng dụng chip Việt như SG8V1, KIT DE-8V1, khóa container, thiết bị giám sát hành trình, thiết bị giám sát và định vị nguồn phóng xạ…

(SGGP). - Sau 2 năm triển khai, Chương trình phát triển vi mạch TPHCM đã tập hợp được nhiều cơ quan, tổ chức, viện, trường… tham gia dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo TPHCM. Quá trình thực hiện đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu thiết kế chip, xây dựng trung tâm thiết kế vi mạch, hợp tác quốc tế… cũng đạt được nhiều thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, việc ra mắt, thương mại hóa những sản phẩm ứng dụng chip Việt như SG8V1, KIT DE-8V1, khóa container, thiết bị giám sát hành trình, thiết bị giám sát và định vị nguồn phóng xạ…

Hiện thị trường Việt Nam tiêu thụ mỗi năm hơn 20 tỷ con chip các loại. Đây là cơ sở để TPHCM quyết tâm phát triển ngành công nghiệp vi mạch, với mong muốn trở thành một ngành kinh tế chủ lực, ngành công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, làm nền tảng cho sự phát triển chung và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa TPHCM.

Phát biểu tại buổi sơ kết 2 năm thực hiện chương trình (2012 - 2014), Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà đánh giá cao những kết quả mà ngành công nghệ vi mạch thành phố đã đạt được và khẳng định trong thời gian tới, TPHCM sẽ cùng với các bộ, ngành tìm thêm các cơ chế, chính sách nhằm mở rộng thị trường, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao…, để phát triển mạnh ngành công nghiệp vi mạch TPHCM.

BÁ TÂN

Tin cùng chuyên mục