Chỉ đạt 7% - 9% chỉ tiêu
Số liệu từ các sở ngành chức năng của TPHCM cho thấy, TP hiện có khoảng 280.000 hộ kinh doanh cá thể (HKD). Trong số đó có hơn 14.800 HKD có sử dụng hóa đơn; hơn 21.200 HKD lớn (theo tiêu chí doanh thu trên 100 triệu đồng/tháng) nhưng không sử dụng hóa đơn. Các HKD hiện đóng góp cho ngân sách TPHCM khoảng 2%.
Theo Quyết định số 1482 của UBND TPHCM về kế hoạch phát triển 500.000 DN đến năm 2020, TP đã giao chỉ tiêu cho từng quận huyện từ nay đến năm 2020, mỗi địa phương sẽ vận động khoảng 10% số HKD lên DN. Cụ thể, trong năm 2017, quận 1 “gánh” chỉ tiêu vận động 2.324 HKD lên DN, quận 5: 632 hộ, quận 12: 1.161 hộ, quận Bình Tân: 1.754 hộ, quận 7: 1.531 hộ, quận Bình Thạnh: 1.462 hộ, quận Thủ Đức: 1.492 hộ, Gò Vấp: 1.333 hộ… Để thực hiện nhiệm vụ này, TPHCM đã ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách vận động, hỗ trợ các HKD chuyển đổi thành DN.
Tại buổi làm việc giữa Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM với các quận 1, 5 và Tân Bình cho thấy, ở quận 1, tính đến ngày 5-10, mới chỉ có 207 trường hợp chuyển từ HKD sang DN, đạt 9% chỉ tiêu đặt ra. Số DN phát triển tự nhiên trong những tháng đầu năm 2017 là 3.479 DN (bao gồm 207 DN phát triển từ HKD). Tính chung số lượng DN đang hoạt động tại quận 1 là 19.638 DN. Bên cạnh số lượng DN phát triển mới, tính đến ngày 15-9-2017, trên địa bàn quận 1 đã giảm 3.009 DN; trong đó, số không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký là 735 DN, số giải thể 1.025 DN và chuyển đi địa bàn khác 1.249 DN.
Tại quận 5, trong 10 tháng đầu năm 2017 có thêm 748 DN thành lập mới, trong đó loại hình công ty TNHH chiếm tỷ lệ trên 50%; riêng công tác vận động, hỗ trợ HKD chuyển đổi sang DN thì quận đã hướng dẫn 77 trường hợp chuyển đổi. Tương tự, tại quận Tân Bình 9 tháng đầu năm nay có 2.148 DN thành lập mới, trong đó có 61 trường hợp chuyển đổi từ HKD thành DN, chỉ đạt gần 7% chỉ tiêu được giao (893 hộ).
Như vậy, trong 3 quận được khảo sát vừa qua, việc chuyển đổi các HKD thành DN đều không đạt chỉ tiêu do UBND TPHCM giao.
Theo ông Lưu Trung Hòa, Phó Chủ tịch UBND quận 1, ngay sau khi UBND TP giao chỉ tiêu về việc phát triển các HKD thành DN, quận đã tổ chức nhiều đợt vận động, tiếp xúc các hộ ngành nghề ăn uống, sản xuất thực phẩm chế biến, bán trái cây, mua bán đồ gia dụng… có sử dụng trên 10 lao động nhưng họ không thực hiện chuyển đổi hình thức kinh doanh, với các lý do không có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tránh các thủ tục rườm rà, phức tạp về kế toán, thuế, phải sử dụng hóa đơn đầu vào, đầu ra, trả khoản chi phí để thuê cá nhân thực hiện công việc liên quan đến kế toán, quyết toán thuế. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi chuyển sang mô hình DN phải đổi giấy phép kinh doanh có điều kiện (như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao - khách sạn, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự…); trong khi thủ tục xin cấp giấy phép phải mất nhiều thời gian, phí cấp phép…
Tiếp xúc với chúng tôi, chủ một cửa hàng kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tại quận 1 cho biết, thời gian qua cửa hàng đã tham gia một số buổi tập huấn, phổ biến các chủ trương chính sách để chuyển đổi thành DN. Nhưng do nhu cầu của gia đình là ổn định kinh doanh, không muốn gây xáo trộn nên chưa có ý định chuyển đổi.
Hỗ trợ phải thực chất
Trước thực trạng trên, UBND quận 1 cho rằng, để tạo thuận lợi và giúp các HKD nhận thấy được lợi ích khi chuyển đổi loại hình kinh doanh, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017 (sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2018) vừa được Quốc hội thông qua, nhằm hỗ trợ HKD khi thực hiện chuyển đổi sang DN. Cụ thể, miễn lệ phí đăng ký kinh doanh; miễn lệ phí về thuế, kế toán và lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm, kể từ thời điểm chuyển đổi; miễn giảm thuế thu nhập DN nhằm tạo điều kiện cho các DN mới thực hiện việc chuyển đổi đủ sức cạnh tranh với các thành phần DN khác.
Tại quận 5, công tác phát triển mới DN và chuyển đổi từ HKD sang DN được tập trung triển khai đồng bộ, thống nhất ở các ngành của quận. HKD được hỗ trợ, hướng dẫn việc thực hiện thủ tục, hồ sơ tập trung đầu mối tại Phòng Kinh tế quận 5 từ việc lập thủ tục khóa mã số thuế, kê khai hồ sơ đăng ký thành lập (qua mạng), nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), nhận kết quả đăng ký từ Sở KH-ĐT rồi giao kết quả giấy chứng nhận cho HKD… tất cả đều sẽ do cán bộ của Phòng Kinh tế quận thực hiện.
Mặt khác Chi cục Thuế và Phòng Kinh tế quận 5 cũng chủ động liên kết với các đại lý thuế, ngân hàng thương mại hỗ trợ cụ thể đối với các HKD lên DN như hướng dẫn việc kê khai sổ sách, kế toán, kê khai thuế, mở tài khoản tại ngân hàng, hỗ trợ đăng ký nộp thuế điện tử với chi phí thấp, thủ tục nhanh và gọn. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chuyển đổi chưa đạt như mong muốn.
Số liệu từ các sở ngành chức năng của TPHCM cho thấy, TP hiện có khoảng 280.000 hộ kinh doanh cá thể (HKD). Trong số đó có hơn 14.800 HKD có sử dụng hóa đơn; hơn 21.200 HKD lớn (theo tiêu chí doanh thu trên 100 triệu đồng/tháng) nhưng không sử dụng hóa đơn. Các HKD hiện đóng góp cho ngân sách TPHCM khoảng 2%.
Theo Quyết định số 1482 của UBND TPHCM về kế hoạch phát triển 500.000 DN đến năm 2020, TP đã giao chỉ tiêu cho từng quận huyện từ nay đến năm 2020, mỗi địa phương sẽ vận động khoảng 10% số HKD lên DN. Cụ thể, trong năm 2017, quận 1 “gánh” chỉ tiêu vận động 2.324 HKD lên DN, quận 5: 632 hộ, quận 12: 1.161 hộ, quận Bình Tân: 1.754 hộ, quận 7: 1.531 hộ, quận Bình Thạnh: 1.462 hộ, quận Thủ Đức: 1.492 hộ, Gò Vấp: 1.333 hộ… Để thực hiện nhiệm vụ này, TPHCM đã ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách vận động, hỗ trợ các HKD chuyển đổi thành DN.
Tại buổi làm việc giữa Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM với các quận 1, 5 và Tân Bình cho thấy, ở quận 1, tính đến ngày 5-10, mới chỉ có 207 trường hợp chuyển từ HKD sang DN, đạt 9% chỉ tiêu đặt ra. Số DN phát triển tự nhiên trong những tháng đầu năm 2017 là 3.479 DN (bao gồm 207 DN phát triển từ HKD). Tính chung số lượng DN đang hoạt động tại quận 1 là 19.638 DN. Bên cạnh số lượng DN phát triển mới, tính đến ngày 15-9-2017, trên địa bàn quận 1 đã giảm 3.009 DN; trong đó, số không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký là 735 DN, số giải thể 1.025 DN và chuyển đi địa bàn khác 1.249 DN.
Tại quận 5, trong 10 tháng đầu năm 2017 có thêm 748 DN thành lập mới, trong đó loại hình công ty TNHH chiếm tỷ lệ trên 50%; riêng công tác vận động, hỗ trợ HKD chuyển đổi sang DN thì quận đã hướng dẫn 77 trường hợp chuyển đổi. Tương tự, tại quận Tân Bình 9 tháng đầu năm nay có 2.148 DN thành lập mới, trong đó có 61 trường hợp chuyển đổi từ HKD thành DN, chỉ đạt gần 7% chỉ tiêu được giao (893 hộ).
Như vậy, trong 3 quận được khảo sát vừa qua, việc chuyển đổi các HKD thành DN đều không đạt chỉ tiêu do UBND TPHCM giao.
Theo ông Lưu Trung Hòa, Phó Chủ tịch UBND quận 1, ngay sau khi UBND TP giao chỉ tiêu về việc phát triển các HKD thành DN, quận đã tổ chức nhiều đợt vận động, tiếp xúc các hộ ngành nghề ăn uống, sản xuất thực phẩm chế biến, bán trái cây, mua bán đồ gia dụng… có sử dụng trên 10 lao động nhưng họ không thực hiện chuyển đổi hình thức kinh doanh, với các lý do không có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tránh các thủ tục rườm rà, phức tạp về kế toán, thuế, phải sử dụng hóa đơn đầu vào, đầu ra, trả khoản chi phí để thuê cá nhân thực hiện công việc liên quan đến kế toán, quyết toán thuế. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi chuyển sang mô hình DN phải đổi giấy phép kinh doanh có điều kiện (như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao - khách sạn, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự…); trong khi thủ tục xin cấp giấy phép phải mất nhiều thời gian, phí cấp phép…
Tiếp xúc với chúng tôi, chủ một cửa hàng kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tại quận 1 cho biết, thời gian qua cửa hàng đã tham gia một số buổi tập huấn, phổ biến các chủ trương chính sách để chuyển đổi thành DN. Nhưng do nhu cầu của gia đình là ổn định kinh doanh, không muốn gây xáo trộn nên chưa có ý định chuyển đổi.
Hỗ trợ phải thực chất
Trước thực trạng trên, UBND quận 1 cho rằng, để tạo thuận lợi và giúp các HKD nhận thấy được lợi ích khi chuyển đổi loại hình kinh doanh, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017 (sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2018) vừa được Quốc hội thông qua, nhằm hỗ trợ HKD khi thực hiện chuyển đổi sang DN. Cụ thể, miễn lệ phí đăng ký kinh doanh; miễn lệ phí về thuế, kế toán và lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm, kể từ thời điểm chuyển đổi; miễn giảm thuế thu nhập DN nhằm tạo điều kiện cho các DN mới thực hiện việc chuyển đổi đủ sức cạnh tranh với các thành phần DN khác.
Tại quận 5, công tác phát triển mới DN và chuyển đổi từ HKD sang DN được tập trung triển khai đồng bộ, thống nhất ở các ngành của quận. HKD được hỗ trợ, hướng dẫn việc thực hiện thủ tục, hồ sơ tập trung đầu mối tại Phòng Kinh tế quận 5 từ việc lập thủ tục khóa mã số thuế, kê khai hồ sơ đăng ký thành lập (qua mạng), nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), nhận kết quả đăng ký từ Sở KH-ĐT rồi giao kết quả giấy chứng nhận cho HKD… tất cả đều sẽ do cán bộ của Phòng Kinh tế quận thực hiện.
Mặt khác Chi cục Thuế và Phòng Kinh tế quận 5 cũng chủ động liên kết với các đại lý thuế, ngân hàng thương mại hỗ trợ cụ thể đối với các HKD lên DN như hướng dẫn việc kê khai sổ sách, kế toán, kê khai thuế, mở tài khoản tại ngân hàng, hỗ trợ đăng ký nộp thuế điện tử với chi phí thấp, thủ tục nhanh và gọn. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chuyển đổi chưa đạt như mong muốn.
Mua bán tại một hộ kinh doanh ở quận 5, TPHCM Ảnh: THÀNH TRÍ
Để đẩy nhanh việc chuyển đổi từ HKD thành DN, UBND quận 5 kiến nghị, đối với những hộ hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì các sở ngành chức năng cần thông tin, phổ biến, hướng dẫn cụ thể các thủ tục thực hiện thẩm định an toàn vệ sinh thực phẩm, văn hóa - xã hội, an ninh - trật tự, điều kiện sau đăng ký kinh doanh… để HKD nắm và thực hiện đầy đủ. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi lên DN đối với các trường hợp hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì được tiếp tục sử dụng giấy chứng nhận đã có trước đây, trong thời gian chờ cơ quan chức năng của TP xét duyệt, thẩm định lại và cấp giấy mới; không thực hiện kiểm tra, xử phạt trong thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm.
Nhằm đảm bảo công tác triển khai, chuyển đổi HKD thành DN theo chỉ tiêu trong năm 2017 và các năm về sau, UBND quận 5 kiến nghị UBND TP tăng cường thêm chính sách hỗ trợ cho các năm về sau đối với trường hợp HKD thành DN như ưu tiên về chính sách thuế, tạo điều kiện hỗ trợ về mặt bằng, nhà xưởng đối với các hoạt động sản xuất công nghiệp sạch; miễn giảm các loại phí khi thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận kinh doanh ngành nghề có điều kiện; hỗ trợ các chính sách đào tạo tay nghề lao động, các chương trình ứng dụng khoa học kỹ thuật… Theo UBND quận 5, với đặc điểm trung tâm hoạt động kinh doanh, thương mại tập trung và với quyết tâm thực hiện của cả hệ thống chính trị, quận sẽ cố gắng thực hiện đạt chỉ tiêu phát triển mới 5.115 DN vào năm 2020. Thực tế cũng cho thấy, để thúc đẩy các HKD chuyển đổi, bên cạnh việc hỗ trợ về thủ tục hành chính cũng cần có thêm các cơ chế, chính sách mới để tạo điều kiện phát triển bền vững, từ đó nuôi dưỡng nguồn thu. Nói cách khác, Nhà nước phải chứng minh cho HKD nhìn thấy được những lợi thế kinh tế cụ thể khi chuyển đổi thành DN thì cuộc vận động, phát triển DN mới thành công. Nhiều ý kiến cho rằng, để HKD nhìn thấy lợi ích trong việc chuyển đổi nên cải cách môi trường kinh doanh, tính đến các DN nhỏ và vừa. Trong quá trình thúc đẩy HKD lên DN nên dùng các đòn bẩy kinh tế hơn là “mệnh lệnh hành chính”. Cần có chương trình hỗ trợ về chuyên môn trong việc kê khai sổ sách, hỗ trợ trong việc lập các đề án kinh doanh, phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh nhằm tạo sức bật thực sự cho DN.