Công nhận quần thể 56 cây Sa Mu dầu cổ thụ là Cây di sản Việt Nam

Sáng 29-11, ông Nguyễn Danh Hùng, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt, Nghệ An cho biết, 56 cây Sa Mu dầu tại Khu BTTN này đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Công nhận quần thể 56 cây Sa Mu dầu cổ thụ là Cây di sản Việt Nam

(SGGPO).- Sáng 29-11, ông Nguyễn Danh Hùng, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt, Nghệ An cho biết, 56 cây Sa Mu dầu tại Khu BTTN này đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây Sa Mu dầu có tên khoa học là Cunninghamia konishii Hayata, thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae), đồng bào Thái ở miền Tây của tỉnh Nghệ An gọi là cây Lông Lênh.

Quần thể cây Sa Mu dầu cổ thụ tại Khu BTTN Pù Hoạt (Nghệ An).

56 cây Sa Mu dầu cổ thụ được công nhận lần này, cây có đường kính lớn nhất là 3,7m, cây có đường kính nhỏ nhất là 1,5m. Chiều cao của cây cao nhất là 60m, thấp nhất là 40m. Tất cả 56 cây Sa Mu dầu cổ thụ này đều nằm ở địa bàn xã Hạnh Dịch (huyện Quế Phong).

Công nhận quần thể 56 cây Sa Mu dầu cổ thụ là Cây di sản Việt Nam ảnh 2

Đơn vị bảo tồn đo đường kính thân cây Sa Mu dầu cổ thụ tại Khu BTTN Pù Hoạt (Nghệ An).

Theo các nhà khoa học, đặc điểm sinh thái của loài cây này là cây gỗ to, thân thường xanh và có thể cao đến hơn 70 m, đường kính thân to tới 4-5m, tán lá hình tháp. Theo ghi nhận của Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hoạt, bên cạnh các cây trưởng thành to lớn, không thấy sự xuất hiện của các cây con. Loài cây này thường chỉ phân bố ở địa hình hiểm trở, dọc theo khe suối, vách đá có độ dốc lớn và thường tập trung ở khu vực giáp biên giới Việt Nam – Lào. Vì vậy, đây chính là thách thức rất lớn đối với các nhà khoa học trong công tác bảo tồn, phát triển loài. 

Duy Cường

Tin cùng chuyên mục