
Mỹ và các quốc gia châu Mỹ La tinh đã quy định về việc phải đăng ký, nộp lưu chiểu và có dấu hiệu quyền tác giả để được bảo hộ quyền tác giả và vì vậy ban đầu họ không tham gia Công ước Berne vì công ước này công nhận quyền tác giả theo nguyên tắc vô điều kiện.

Vì vậy, cần phải có một số thỏa thuận giữa các quốc gia ban đầu đã đặt ra yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả và những nước tham gia Công ước Berne.
Với UNESCO đóng vai trò trung gian, Công ước Quyền tác giả toàn cầu ra đời năm 1952 cho phép cả hai loại quốc gia trên trở thành thành viên.
Công ước này giúp cho các tác phẩm từ các nước thành viên của Công ước Berne có thể được bảo hộ ngay cả ở những nước yêu cầu thủ tục bảo hộ, miễn là các nước thành viên cho biết ký hiệu quyền tác giả, tên của chủ sở hữu quyền tác giả và năm xuất bản lần đầu tiên.
UNESCO quản lý các công việc của công ước này. Ngoài việc phải cho biết ký hiệu quyền tác giả, công ước còn có một số đặc điểm khác như nguyên tắc đối xử quốc gia và không hồi tố. Hiện nay, Công ước Quyền tác giả toàn cầu có 98 nước thành viên.
HÀ THU (Theo ACCU)