Cuộc sống bình dị của người giàu nhất thế giới

Mỗi ngày thứ hai, người đàn ông 70 tuổi thích làm các món ăn truyền thống Mexico tại căn nhà khá đơn sơ của mình. Nhà có 6 phòng ngủ, một hồ bơi khiêm tốn. Nhìn từ bên ngoài, căn nhà không thể nào sánh bằng với các “lâu đài” của tỷ phú Warren Buffett hay Bill Gates. Nhưng đó chính là căn nhà của tỷ phú người Mexico Carlos Slim Helu (ảnh), vừa trở thành người giàu nhất thế giới theo xếp hạng của Tạp chí Forbes, vượt qua cả người làm bá chủ thế giới trong nhiều năm qua - Bill Gates.
Cuộc sống bình dị của người giàu nhất thế giới

Mỗi ngày thứ hai, người đàn ông 70 tuổi thích làm các món ăn truyền thống Mexico tại căn nhà khá đơn sơ của mình. Nhà có 6 phòng ngủ, một hồ bơi khiêm tốn. Nhìn từ bên ngoài, căn nhà không thể nào sánh bằng với các “lâu đài” của tỷ phú Warren Buffett hay Bill Gates. Nhưng đó chính là căn nhà của tỷ phú người Mexico Carlos Slim Helu (ảnh), vừa trở thành người giàu nhất thế giới theo xếp hạng của Tạp chí Forbes, vượt qua cả người làm bá chủ thế giới trong nhiều năm qua - Bill Gates.

Chủ khối tài sản khổng lồ 53,5 tỷ USD này là con người giản dị. Ông sống trong ngôi nhà này đã 40 năm và lái chiếc Mercedes Benz cũ kỹ. Ông cũng không dùng chuyên cơ đắt tiền, du thuyền hay những thứ đồ xa xỉ của tầng lớp thượng lưu.

Là ông trùm trong lĩnh vực truyền thông nhưng ít ai ngờ rằng Helu không bao giờ dùng máy tính, dù ông đang sở hữu Công ty T1MSN, phiên bản Mỹ Latinh của trang web MSN do Microsoft quản lý. Ông yêu cầu tất cả các cố vấn của mình trình bày mọi thứ ông cần qua trang giấy. Cũng không như nhiều tỷ phú khác, Slim không “bị buộc” phải đeo đồng hồ Rolex, thay vào đó, ông chỉ dùng đồng hồ đeo tay bằng nhựa tích hợp chức năng máy tính.

Nếu hỏi ai là thần tượng của ông thì Slim trả lời ngay đó là cha ông- một người Lebanon di cư tới Mexico năm 1902 từ khi mới 14 tuổi, khởi nghiệp từ một tiệm tạp hóa. Thật đúng vậy, nếu không nhờ cha rèn dạy đức tính tiết kiệm ngay từ những năm đầu đời thì sẽ không có một tỷ phú Slim như ngày hôm nay.

Khi mới lên 10, ông biết kiếm tiền nhờ bán thức uống và đồ ăn nhẹ. Năm lên 11 tuổi, Slim đã có thể mua trái phiếu chính phủ và hàng ngày lập sổ tỉ mỉ theo dõi giá trị của trái phiếu. Vì vậy, chẳng mấy chốc, năm 15 tuổi, ông đã mua được một cổ phần nhỏ trong Ngân hàng Quốc gia Mexico lúc đó là ngân hàng lớn nhất Mexico.

Cũng như cha làm giàu trong thời kỳ cách mạng Mexico 1910-1917, Slim tận dụng bối cảnh kinh tế Mexico khủng hoảng để làm giàu. Những năm 1980, ông mua lại cổ phiếu giá rẻ của các nhà đầu tư nước ngoài và địa phương bán tống bán tháo để xây dựng một đế chế kinh doanh riêng cho mình.

Có lẽ cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của ông là năm 1990 khi ông đánh bại 35 đối thủ để thuyết phục Chính phủ Mexico bán Công ty Viễn thông quốc gia Mexico Telmex trị giá 1,7 tỷ USD.

Giờ đây, Telmex với mạng di động America Movil phục vụ cho hơn 153 triệu khách hàng, kể cả tại Brazil và Ecuador. Telmex còn kiểm soát 90% đường dây điện thoại ở Mexico. Năm 2008, ông đã “lấn sân sang cả thị trường Mỹ khi có 6,4% cổ phần của Tập đoàn Truyền thông the New York Times và 1% cổ phần của tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn Citigroup.

Cho tới nay, gia đình của tỷ phú Slim kiểm soát hơn 200 công ty trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, truyền thông, làm đường giao thông, nhà hàng… 

KHÁNH MINH

Tin cùng chuyên mục