Trong thời đại công nghệ bùng nổ, nhiều giấy tờ, thủ tục hành chính có thể được thực hiện trên Internet dễ dàng, nhanh gọn, thuận tiện, cùng với việc trao đổi thư điện tử hàng ngày, đã khiến lượng thư từ gửi qua bưu điện sụt giảm 7%/năm, thậm chí nhiều chuyên gia ước tính trong giai đoạn 2019-2022, lượng thư chuyển qua bưu điện sẽ giảm 8%-9%/năm.
Để đương đầu với những khó khăn trên, bưu điện Pháp thời gian qua tìm cách đa dạng hóa hoạt động, mở thêm các dịch vụ mới mà người thực hiện trực tiếp là nhân viên đưa thư. Trong số các dịch vụ mới của nhân viên đưa thư, dịch vụ được bưu điện Pháp quảng cáo và được báo chí nói đến nhiều là dịch vụ thăm nom, hỗ trợ người cao tuổi, nhất là những người già sống một mình, không có người thân, hoặc con cái ở xa, ít có thời gian trực tiếp chăm lo cha mẹ. Số lần thăm hỏi các cụ tăng tỷ lệ thuận với gói dịch vụ mà con cháu các cụ mua. Chẳng hạn, với phí 19,9 EUR/tháng, nhân viên đưa thư tới thăm hỏi các cụ 1 lần/tuần, với phí 139 EUR/tháng, số lần thăm hỏi là 6 lần/tuần. Sau mỗi lần nhân viên phát thư tới thăm các cụ, họ sẽ chuyển một tin nhắn báo cho con cháu các cụ. Hiện có gần 4.000 người sử dụng dịch vụ này.
Cô Emilie Ballereau, nhân viên phát thư ở TP Neuvy-Saint-Sepulchre, thuộc vùng Indre, rất hào hứng vì các dịch vụ mới tạo cơ hội cho các nhân viên đưa thư đa dạng hóa hoạt động và đảm bảo tương lai cho họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ dịch vụ mới này. Nhiều nghiệp đoàn đánh giá thời gian thăm hỏi 6 phút/lần theo hợp đồng quá ít cho một dịch vụ có giá có thể lên tới 140 EUR/tháng. Ngay cả các nhân viên đưa thư, không phải ai cũng hài lòng. Nhiều người cảm thấy lòng tốt của họ bị bưu điện lợi dụng để kiếm tiền.
Các dịch vụ mới mà nhân viên bưu điện đảm nhiệm không chỉ phục vụ các cá nhân, gia đình mà còn hướng tới các doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Chẳng hạn sau khi đưa thư cho một doanh nghiệp, nhân viên đưa thư ra về và mang theo các thùng đựng giấy in, bìa các-tông đã qua sử dụng nhằm phục vụ công tác tái chế rác thải. Hiện nay, Pháp đã có 6.000 công ty sử dụng dịch vụ của bưu điện thu gom giấy phế liệu. Trong khi đó, chính quyền các địa phương cũng có thể đăng ký dịch vụ. Theo đó, nhân viên đưa thư chú ý quan sát, theo dõi các tuyến đường đi và chụp ảnh các đoạn đường bị hỏng, sụt lún, nhấp nhô “ổ gà ổ vịt” hoặc nếu có chướng ngại vật trên đường, ảnh hưởng tới giao thông. Với chiếc điện thoại thông minh, nhân viên bưu điện gửi các bức ảnh đó tới cơ quan có liên quan để họ xử lý... Tuy nhiên, đại diện Nghiệp đoàn SUD-PTT lo ngại rằng các dịch vụ mới của bưu điện sẽ khiến nhân viên đưa thư phải làm việc quá tải. Nghiệp đoàn yêu cầu bưu điện phải kiểm tra về lượng công việc thực tế của nhân viên phát thư, vì nhiều nhân viên cho biết lượng thư mà họ phát hàng ngày vẫn rất nhiều.
Để đương đầu với những khó khăn trên, bưu điện Pháp thời gian qua tìm cách đa dạng hóa hoạt động, mở thêm các dịch vụ mới mà người thực hiện trực tiếp là nhân viên đưa thư. Trong số các dịch vụ mới của nhân viên đưa thư, dịch vụ được bưu điện Pháp quảng cáo và được báo chí nói đến nhiều là dịch vụ thăm nom, hỗ trợ người cao tuổi, nhất là những người già sống một mình, không có người thân, hoặc con cái ở xa, ít có thời gian trực tiếp chăm lo cha mẹ. Số lần thăm hỏi các cụ tăng tỷ lệ thuận với gói dịch vụ mà con cháu các cụ mua. Chẳng hạn, với phí 19,9 EUR/tháng, nhân viên đưa thư tới thăm hỏi các cụ 1 lần/tuần, với phí 139 EUR/tháng, số lần thăm hỏi là 6 lần/tuần. Sau mỗi lần nhân viên phát thư tới thăm các cụ, họ sẽ chuyển một tin nhắn báo cho con cháu các cụ. Hiện có gần 4.000 người sử dụng dịch vụ này.
Cô Emilie Ballereau, nhân viên phát thư ở TP Neuvy-Saint-Sepulchre, thuộc vùng Indre, rất hào hứng vì các dịch vụ mới tạo cơ hội cho các nhân viên đưa thư đa dạng hóa hoạt động và đảm bảo tương lai cho họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ dịch vụ mới này. Nhiều nghiệp đoàn đánh giá thời gian thăm hỏi 6 phút/lần theo hợp đồng quá ít cho một dịch vụ có giá có thể lên tới 140 EUR/tháng. Ngay cả các nhân viên đưa thư, không phải ai cũng hài lòng. Nhiều người cảm thấy lòng tốt của họ bị bưu điện lợi dụng để kiếm tiền.
Các dịch vụ mới mà nhân viên bưu điện đảm nhiệm không chỉ phục vụ các cá nhân, gia đình mà còn hướng tới các doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Chẳng hạn sau khi đưa thư cho một doanh nghiệp, nhân viên đưa thư ra về và mang theo các thùng đựng giấy in, bìa các-tông đã qua sử dụng nhằm phục vụ công tác tái chế rác thải. Hiện nay, Pháp đã có 6.000 công ty sử dụng dịch vụ của bưu điện thu gom giấy phế liệu. Trong khi đó, chính quyền các địa phương cũng có thể đăng ký dịch vụ. Theo đó, nhân viên đưa thư chú ý quan sát, theo dõi các tuyến đường đi và chụp ảnh các đoạn đường bị hỏng, sụt lún, nhấp nhô “ổ gà ổ vịt” hoặc nếu có chướng ngại vật trên đường, ảnh hưởng tới giao thông. Với chiếc điện thoại thông minh, nhân viên bưu điện gửi các bức ảnh đó tới cơ quan có liên quan để họ xử lý... Tuy nhiên, đại diện Nghiệp đoàn SUD-PTT lo ngại rằng các dịch vụ mới của bưu điện sẽ khiến nhân viên đưa thư phải làm việc quá tải. Nghiệp đoàn yêu cầu bưu điện phải kiểm tra về lượng công việc thực tế của nhân viên phát thư, vì nhiều nhân viên cho biết lượng thư mà họ phát hàng ngày vẫn rất nhiều.