Đà Nẵng: Tìm cách quản lý với con nghiện "ngáo đá"

(SGGPO).- Sáng nay, 12-11, tại hội nghị bàn biện pháp tăng cường công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến ma tú do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị các ngành chức năng của thành phố nghiên cứu vận dụng các văn bản luật để đưa đi cai nghiện, chữa bệnh bắt buộc đối với đối tượng "ngáo đá" vì đối tượng này rất nguy hiểm cho xã hội.
Đà Nẵng: Tìm cách quản lý với con nghiện "ngáo đá"

(SGGPO).- Sáng nay, 12-11, tại hội nghị bàn biện pháp tăng cường công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến ma tú do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị các ngành chức năng của thành phố nghiên cứu vận dụng các văn bản luật để đưa đi cai nghiện, chữa bệnh bắt buộc đối với đối tượng "ngáo đá" vì đối tượng này rất nguy hiểm cho xã hội.

Đà Nẵng: Tìm cách quản lý với con nghiện "ngáo đá" ảnh 1

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị các ngành chức năng nghiên cứu các biện pháp để quản lý con nghiện ngáo đá.

Tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Chính, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm đến nay các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 133 vụ, 179 đối tượng tội phạm về ma tuý; thu giữ 3,53kg ma tuý tổng hợp, 0,57kg heroin, 40,75 gam Cỏ Mỹ, 87,9 gam cần sa và nhiều tang vật khác. Nhiều đối tượng tại địa phương móc nối với số đối tượng ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Trị, Nghệ An, Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Lạng Sơn...hình thành đường dây vào thành phố tiêu thụ.

Đáng chú ý, theo Đại tá Chính, 100% đối tượng phạm tội không có nghề nghiệp, tập trung ở tuổi từ 18-35 tuổi. Trong 11 tháng đầu năm, Đà Nẵng xảy ra 467 vụ phạm pháp hình sự, chết 9 người, bị thương 97 người, tài sản thiệt hại 10,8 tỷ đồng. Trong đó, tình hình phạm pháp hình sự gia tăng về tính chất, mức độ nghiêm trọng, các vụ án gây do nguyên nhân xã hội xảy ra 16 vụ, tăng 11 vụ so với năm ngoái.  Đáng chú ý thời gian gần đây đã xảy ra 2 vụ giết người do đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp bị “ngáo đá” gây ra hoang mang dư luận, cho thấy đối tượng ma tuý, sử dụng ma tuý đang diễn biến phức tạp, tiềm ẩn gây ra các vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Hùng Hiệp, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP Đà Nẵng cho biết, việc xử lý hình sự tội tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy đang gặp nhiều khó khăn do Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-BTP quy định tại Điểm a, Khoản 6.2: “Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy"; tại Điểm b, Khoản 7.3 quy định: “Người nghiện ma túy cho người khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy tại địa bàn thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy”.

Từ đó, ông Nguyễn Hùng Hiệp đề xuất UBND TP Đà Nẵng xây dựng bệnh viện cai nghiện, đồng thời tìm cách để đưa đi cai nghiện bắt buộc đối với các đối tượng ngáo đá vì những đối tượng này rất nguy hiểm cho xã hội.

Ông Trần Thanh Vân, Trưởng Ban Nội chính Thành uỷ Đà Nẵng tán thành với đề nghị lập bệnh viện chuyên cai nghiện "ngáo đá". Ông Vân cho rằng, khi luật không còn xem người sử dụng ma tuý là tội phạm nữa thì sẽ rất khó khăn trong quản lý, xử lý, trong khi đó không thể xem các đối tượng "ngáo đá" là bệnh nhân bình thường được vì những đối tượng này rất nguy hiểm cho xã hội.

Sau khi nghe các sở, ngành, địa phương nêu những vướng mắc, khó khăn trong quản lý những đối tượng "ngáo đá" trên địa bàn thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ đề nghị Công an TP Đà Nẵng, Sở Tư Pháp, Sở LĐ-TB-XH vận dụng các văn bản pháp luật để quản lý, đưa đi cai nghiện bắt buộc đối với các đối tượng "ngáo đá". Ông Thơ cũng chỉ đạo các sở ngành liên quan nghiên cứu thành lập bệnh viện chữa bệnh bắt buộc cho đối tượng ngáo đá. Đồng thời, sớm hoàn thành việc xây dựng phần mềm quản lý con nghiện để dễ dàng cho việc tra cứu, quản lý của các cấp chính quyền. Ông Thơ cũng cho rằng, khi các con nghiện ngáo đá được xem là bệnh nhân thì khi họ gây án trong trạng thái hoang tưởng, ảo giác sau khi sử dụng ma tuý tổng hợp thì sẽ xử lý thế nào? Vì vậy, các sở ngành phải vận dụng văn bản luật, vận động gia đình đưa con đi cai nghiện, chữa bệnh bắt buộc,...chứ không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng như vừa qua được.

Ông Thơ cũng chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH nghiên cứu mở bệnh viện chữa bệnh bắt buộc cho con nghiện, đảm bảo cơ sở vật chất tốt để gia đình con nghiện yên tâm đăng ký đưa con vào chữa bệnh, cai nghiện.

Nguyên Khôi

Chú thích ảnh:

Tin cùng chuyên mục