4 tác phẩm kiến trúc đoạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh lần I (2006-2011)

Đậm nét dân tộc, lịch sử, cách mạng

Ngẫu nhiên, với “cú đúp” khá ngoạn mục đoạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh 5 năm lần I (2006-2012), kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu đã thắng lớn với giải đặc biệt - Đền tưởng niệm các Vua Hùng tại TP Hồ Chí Minh, giải khuyến khích - Ngoại thất kiến trúc tượng Thích Quảng Đức tại TP Hồ Chí Minh và kiến trúc sư Khương Văn Mười với giải II - Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng, giải III - Quy hoạch mở rộng Khu Di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Đậm nét dân tộc, lịch sử, cách mạng

Ngẫu nhiên, với “cú đúp” khá ngoạn mục đoạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh 5 năm lần I (2006-2012), kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu đã thắng lớn với giải đặc biệt - Đền tưởng niệm các Vua Hùng tại TP Hồ Chí Minh, giải khuyến khích - Ngoại thất kiến trúc tượng Thích Quảng Đức tại TP Hồ Chí Minh và kiến trúc sư Khương Văn Mười với giải II - Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng, giải III - Quy hoạch mở rộng Khu Di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc.

Tác phẩm của KTS Nguyễn Trường Lưu.

Tác phẩm của KTS Nguyễn Trường Lưu.

Kiến trúc sư Khương Văn Mười bộc bạch: “Công việc quy hoạch mở rộng các công trình không chỉ mang tính chất quy mô, hoành tráng, điều sâu sắc hơn chính còn có ý nghĩa lớn về tính dân tộc, lịch sử, truyền thống cách mạng. Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng là công trình bao gồm đền tưởng niệm; tượng đài chiến sĩ vô danh; quần thể tượng đài trường; khu trưng bày di tích lịch sử Bà Điểm - Hóc Môn, căn cứ địa của Trung ương Đảng và Xứ ủy Nam Bộ (1936-1940), cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đêm 22 rạng ngày 23-11-1940… (Hiện tại, đây cũng là một trong những địa chỉ đỏ đang được mở rộng của ngành du lịch thành phố). Khu Di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Lãnh theo quy hoạch mở rộng được bổ sung các hạng mục: Nhà trưng bày thân thế sự nghiệp cụ Nguyễn Sinh Sắc; khu vườn cây; phục dựng góc làng Hòa An, đặc trưng hình ảnh làng quê Nam bộ, nơi lần đầu tiên cụ Nguyễn Sinh Sắc tới hoạt động cách mạng, tiếp xúc bạn bè, hốt thuốc, trị bệnh cho dân chúng…”.

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu cho rằng, quy hoạch các công trình kiến trúc của thành phố luôn là sự trăn trở, là lắng nghe hơi thở, nhịp đi của thành phố trong lịch sử, trong quá khứ và hình dung triển vọng của nó ở tương lai. Có lẽ đó cũng là điều ông muốn minh chứng qua một số công trình kiến trúc, trong đó có hai tác phẩm đoạt giải. Ngoại thất kiến trúc tượng đài Thích Quảng Đức ở TP Hồ Chí Minh ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, càng ngày càng trở nên thân quen với người dân thành phố và du khách từ cảnh quan, không gian cây xanh và tượng đài Thích Quảng Đức tôn nghiêm. Đền tưởng niệm các Vua Hùng tại TP Hồ Chí Minh bắt nguồn từ ý tưởng hướng về cội nguồn Tổ tiên Hùng Vương, hướng về tryền thống lịch sử dân tộc, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam thế kỷ 21…

Mô tả công trình Đền tưởng niệm Vua Hùng tại Công viên Lịch sử - Văn hóa - dân tộc, tại quận 9, TP Hồ Chí Minh, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu đã phân biệt ba không gian vừa tôn nghiêm vừa gần gũi với nhân dân: không gian mang tính lễ là nơi thiêng liêng để mọi tầng lớp nhân dân đến tưởng niệm, hướng về Tổ tiên; không gian mang tính vọng, nơi mọi người dân phương Nam đến để bái vọng hướng về tổ tiên Hùng Vương, hướng về cội nguồn dân tộc; không gian mang tính hội, nơi tổ chức sinh hoạt lễ hội, khơi dậy tình cảm về nguồn, giáo dục niềm tự hào lịch sử. Đặc biệt, “Đường tre” được quy hoạch theo trục Nam-Bắc, dọc theo chiều đi lên dốc đền thờ (mang hình chim Lạc cách điệu) thoai thoải thật đẹp, âm hưởng tình tự dân tộc và truyền thống hào hùng dân tộc từ truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc đến ngọn tầm vông, cây chông tre Nam bộ chống giặc…

Có lẽ, phải có dịp tham quan, thưởng ngoạn các công trình kiến trúc, khu di tích lịch sử, khu tưởng niệm kể trên, những nét đẹp tiềm ẩn, những ý nghĩa phong phú, sâu sắc thú vị ở những nơi này sẽ càng có sức thuyết phục lớn hơn đối với công chúng. 

KIM ỬNG

Tin cùng chuyên mục