Đám tang, sao lại vui

Đám tang thường gắn liền với hình ảnh đau buồn, bởi người thân đã ra đi về cõi vĩnh hằng. Tùy quan niệm của mỗi người và mỗi nơi, nhưng tựu trung vẫn là sự mất mát. Vậy mà hiện nay ở một số nơi, người ta tổ chức đám tang khá linh đình.
Đám tang, sao lại vui

Đám tang thường gắn liền với hình ảnh đau buồn, bởi người thân đã ra đi về cõi vĩnh hằng. Tùy quan niệm của mỗi người và mỗi nơi, nhưng tựu trung vẫn là sự mất mát. Vậy mà hiện nay ở một số nơi, người ta tổ chức đám tang khá linh đình.

Một người bạn nước ngoài từng gặp một đám tang trên đường phố và ông đã hỏi rằng: “This is wedding” (Đám cưới à). Tôi lắc đầu nói: “Oh no. That is funeral” (Không! Đấy là đám tang). Ông lắc đầu thốt lên: “Oh, my god” (Trời ơi).

Minh họa: K.T

Nếu như đám tang ở quê thường mời ban nhạc về kéo đờn cò, gõ mõ, chập cheng, đánh trống nghe ai oán, não nùng, thống thiết, thì ở thành thị (nhất là ở TPHCM) người ta thuê đội nhạc Tây. Đáng buồn và cả đáng trách khi một số gia đình lại tổ chức đám tang còn vui hơn cả đám cưới. Có nơi còn thuê cả nhóm ca sĩ chuyển giới về múa lửa, xiếc, hát hò quậy tưng thâu đêm suốt sáng. Chưa kể, những bản nhạc từ những đám tang này toàn là những bài hão tình, yêu đương. Có cô còn hát rock, rap, remix các bài như: Em của ngày hôm qua, Vũ điệu hoang dã, Coco Jambo, Hãy yêu nhau đi… nghe qua cứ như đang lạc vào vũ trường, quán bar. Rồi họ còn chơi trò nuốt lửa, đổ dầu hôi thành vòng tròn rồi nhảy vào lửa làm cô Long trong phim Thần điêu đại hiệp. Một số ca sĩ còn có màn khoe người, khoe dáng, biến đám tang như một màn trình diễn thời trang… thành tụ điểm thu hút đám đông tò mò, hiếu kỳ.

Những đám tang kiểu như vậy đã tồn tại rất nhiều năm qua ở nông thôn và cả các thành phố lớn. Một số người còn coi đây là một kiểu sinh hoạt văn hóa mới. Một số trang mạng còn lan truyền hàng ngàn clip kiểu như: “Đám ma vui”, “Múa lửa đám ma”… khá phản cảm.

ĐẶNG TRUNG THÀNH

Tin cùng chuyên mục