Dân cần, vốn đọng

Tỷ lệ tồn đọng vốn khá cao đang diễn ra tại nhiều nguồn quỹ xã hội ở TPHCM. Quỹ Xóa đói giảm nghèo đang tồn hơn 42 tỷ đồng (chiếm gần 17,5% tổng quỹ); Quỹ Hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất (Quỹ 156) tồn đến 78 tỷ đồng (chiếm hơn 38% tổng quỹ); đầu năm 2012, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM tiếp nhận tiền tồn từ năm 2011 gần 53 tỷ đồng, cùng kỳ, lượng tiền tồn từ năm 2010 chuyển sang năm 2011 lên tới gần 65 tỷ đồng; tổng Quỹ Quốc gia về việc làm (Quỹ 71) ở TP cũng đạt mức gần 227 tỷ đồng và số tiền xét duyệt cho vay vẫn còn hạn chế... Vốn tồn đọng lớn như thế, nhưng người nghèo lại khát vốn.

Tỷ lệ tồn đọng vốn khá cao đang diễn ra tại nhiều nguồn quỹ xã hội ở TPHCM. Quỹ Xóa đói giảm nghèo đang tồn hơn 42 tỷ đồng (chiếm gần 17,5% tổng quỹ); Quỹ Hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất (Quỹ 156) tồn đến 78 tỷ đồng (chiếm hơn 38% tổng quỹ); đầu năm 2012, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM tiếp nhận tiền tồn từ năm 2011 gần 53 tỷ đồng, cùng kỳ, lượng tiền tồn từ năm 2010 chuyển sang năm 2011 lên tới gần 65 tỷ đồng; tổng Quỹ Quốc gia về việc làm (Quỹ 71) ở TP cũng đạt mức gần 227 tỷ đồng và số tiền xét duyệt cho vay vẫn còn hạn chế... Vốn tồn đọng lớn như thế, nhưng người nghèo lại khát vốn.
 
Dù cơ quan chức năng khẳng định thủ tục vay không quá khó, đối với hộ nghèo thì thường là tín chấp. Song thực tế, một bộ phận người dân nghèo lại cho biết có trở ngại khi tiếp cận các nguồn vốn trên, hoặc chỉ được vay “nhỏ giọt”. 
 
Chị P. (quận 1) thuộc diện nghèo, muốn vay vốn để buôn bán, nhưng khi gửi đơn vay thì nhận được câu trả lời: “Phải đang buôn bán mới có cơ sở để xét duyệt”. Có trường hợp lại không vay được vốn vì bị nghi người trong gia đình có dấu hiệu hoạt động tội phạm. 
 
Nhiều người hoàn lương cho biết, họ phải chật vật, xoay xở vay lãi suất cao bên ngoài, không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi do bị phân biệt đối xử… Đây là những điểm khó chung của người nghèo muốn vay vốn, nhưng không có phương án làm ăn hiệu quả.
 
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi và quỹ tín dụng nhỏ cho người nghèo rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu lại giải ngân với món tiền nhỏ (vì chưa có cơ chế phối hợp hợp lý để huy động, sử dụng), nên chưa tập trung hỗ trợ các dự án giảm nghèo trọng điểm, quy mô lớn. 
 
Việc giải ngân còn chậm và chưa nắm hết nhu cầu của người nghèo và các đối tượng khác khiến lượng quỹ còn tồn khá lớn, dù cho vay vốn để các hộ nghèo tự tạo việc làm thoát nghèo được xác định là giải pháp chủ yếu và phổ biến để giảm nghèo. 
 
Do vậy, khi người dân đã có phương hướng rõ ràng, thay vì dè chừng khi cho vay, hãy đề ra các giải pháp quản lý, giám sát nguồn vốn hậu cho vay.

ĐƯỜNG LOAN

Tin cùng chuyên mục