Tường thuật trực tiếp kỳ họp thứ 8 QH khóa 11

Đấu tranh chống tham nhũng đòi hỏi một quyết tâm rất cao

Đấu tranh chống tham nhũng đòi hỏi một quyết tâm rất cao

Nếu cuối buổi chiều hôm qua 24-10, vấn đề được các đại biểu quan tâm trong thảo luận Luật phòng chống tham nhũng (PCTN) là trách nhiệm cơ quan chống tham nhũng và quy định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng, thì sáng nay 25-10, các đại biểu tập trung thảo luận vấn đề hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo PCTN và vấn đề kê khai tài sản.

Đấu tranh chống tham nhũng đòi hỏi một quyết tâm rất cao ảnh 1

Mở đầu buổi thảo luận, ĐB Hoàng Văn Xim (Hà Tây) đặt vấn đề: Cái khó của tính khả thi của dự án Luật là đối tượng chống tham nhũng lại chính là những người có chức, quyền, do vậy nên lấy việc phòng là chính. Để có tác giáo dục răn đe mạnh, ông Xim đề nghị nên có chế tài nghiêm khắc về tài sản do tham nhũng mà có. Về việc kê khai tài sản, ông Xim cũng đề xuất, ngoài việc kê khai tài sản của mình, người phải kê khai tài sản cũng phải kê khai các tài sản sản của người thân có liên quan. Ông kiến nghị cần có một Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng có vai trò như một nhạc trưởng để chỉ huy công cuộc phòng, chống quan trọng này.

Đồng tình với ý kiến trên, ĐB Đặng Thị Phượng (Tây Ninh) đề xuất thành lập cơ quan chuyên trách độc lập thuộc Ban chỉ đạo PCTN. Bà Phượng còn kiến nghị nên tăng cường kinh phí cho Đài THVN và Hội Nhà báo VN trong công cuộc chống tham nhũng hiện nay. Về việc dự án Luật quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi diễn biến về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên, bà Phượng đề nghị bỏ câu "chưa thành niên". Mời click vào để nghe audio

ĐB Lâm Văn  Kỷ (Sóc Trăng) thì cho rằng, việc kê khai tài sản cần phải có sự giám sát của dân. Còn việc tố cáo hành vi tham nhũng qua đường dây nóng, theo ông Kỷ chưa chắc đã là biện pháp tốt. Bởi không khéo sẽ giống như những đơn nặc danh. Về Ban chỉ đạo PCTN, theo ông Kỷ, để công tác PCTN đạt hiệu quả cao, ban này do Chủ tịch QH làm trưởng ban. Mời click vào để nghe audio

Ngay sau ý kiến trên của ĐB Lâm Văn Kỷ, Chủ tịch QH Nguyễn Văn An đặt vấn đề: nếu Chủ tịch QH là trưởng ban chỉ đạo PCTN (tức là luật pháp đi vào hành pháp) thì ai là người giám sát?  Chủ tịch QH đề nghị các đại biểu khi đề xuất vấn đề nào thì phải có lý lẽ thuyết phục hơn. Mời click vào để nghe audio

Tiếp tục thảo luận, ĐB Huỳnh Thị Hường (Quảng Nam) cho rằng, xác định tham nhũng chỉ xảy ra trong khu vực nhà nước thì phòng chống mới tốt hơn, không bị tràn lan, phân tán. Về vấn đề minh bạch tài sản, bà Hường đồng tình quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi diễn biến về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản của vợ hoặc chồng và con. Mời click vào để nghe audio

Đấu tranh chống tham nhũng đòi hỏi một quyết tâm rất cao ảnh 2

ĐB Trần Huỳnh Mến (Đồng Tháp) yêu cầu cần có quy định cụ thể hơn để quy trách nhiệm rõ ràng đối với người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng. Mời click vào để nghe audio

Bổ sung ý kiến của ĐB Huỳnh Thị Mến (Đồng Tháp), ĐB Đặng Văn Xướng (Long An) cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với cả cơ quan chủ quản cấp trên. Ông Xướng nêu ví dụ vụ tiêu cực "điện kế điện tử" vừa qua tại TPHCM, ngoài những đối tượng phạm tội, trong đó có một số cán bộ lãnh đạo của Công ty điện lực TPHCM đã được xử lý, thì trách nhiệm để xảy ra vụ việc này có cả trách nhiệm của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Mời click vào để nghe audio

ĐB Dương Thị Lợi (Bắc Giang) nêu ý kiến, trong Điều 65, luật chưa quy định cụ thể giải pháp nào để bảo vệ người đi tố cáo tham nhũng một cách tuyệt đối an toàn. Thậm chí cần phải quy định cả việc bảo vệ người thân của người đi tố cáo nữa vì không ít người đi tố cáo hành vi tham nhũng, hối lộ sau đó người thân của họ đã bị làm phiền. Vì thế, cần bổ sung những giải pháp bảo vệ người đi tố cáo, bên cạnh những chính chính sách khen thưởng thích đáng. Mời click vào để nghe audio

Theo ĐB Huỳnh Văn Tý (Bình Thuận), muốn chống tham những có hiệu quả thiết thực, thì ngoài kiên quyết hơn trong xử lý loại tội phạm này, việc công khai, minh bạch trong kê khai tài sản là biện pháp không thể thiếu. Mời click vào để nghe audio

Vũ Ngọc Cừ (Lào Cai) yêu cầu những cán bộ công an, bộ đội biên phòng làm việc ở các cửa khẩu, biên giới cũng cần được đưa vào đối tượng phải kê khai tài sản và thu nhập.

Phát biểu về vấn đề kê khai tài sản và thu nhập, ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng, cân nhắc kỹ hơn trong quy định các đối tượng phải kê khai. Ông Lợi đề nghị, Ban chỉ đạo phòng chống tham những nên trực thuộc cơ quan Viện kiểm sát.Mời click vào để nghe audio

Đấu tranh chống tham nhũng đòi hỏi một quyết tâm rất cao ảnh 3

ĐB Lê Huy Luyện (Bà Rịa -Vũng Tàu) đề cập đến điều 4 của dự thảo Luật PCTN quy định 6 nguyên tắc PCTN. Theo đó, ĐB này đề nghị bổ sung thêm 2 nguyên tắc nữa. Đó là: đấu tranh PCTN phải được thực hiện từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài; Trong xử lý tham nhũng, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải đảm bảo không bị bất cứ sự can thiệp hoặc chỉ đạo nào (mà theo cách nói của ông Luyện là nhằm "chống bảo kê trong PCTN"). ĐB Luyện còn đề nghị cần tăng vai trò của báo chí, sao cho báo chí là lực lượng quan trọng trong PCTN. Mời click vào để nghe audio

ĐB Nguyễn Nghiễm (Bình Phước) cho rằng, trong xác minh tài sản, cần ghi rõ trong Luật: cơ quan nào có trách nhiệm chính thực hiện công tác này. Ngoài ra, cần quy định những tiêu chí đối với những vụ việc tham nhũng lớn để có sự phối hợp tốt giữa các ngành chức năng. Mời click vào để nghe audio

ĐB Hà Đức Lệnh (Bắc Kạn) băn khoăn về nghĩa vụ kê khai tài sản. Ông Lệnh nêu ví dụ, một đối tượng phải kê khai tài sản có 3 con, trong đó có hai con trên thành niên có tài sản riêng thì lại không phải kê khai, trong khi người con út còn sống nhờ bố mẹ lại phải kê khai tài sản thì kê khai cái gì? Mời click vào để nghe audio

ĐB Trần Huy Hanh (Vĩnh Phúc) nêu ý kiến về việc MTTQ cần soạn thảo, ban hành quy tắc ứng xử của công chức, viên chức nhà nước trong việc tiếp nhận, tiếp đón những thông tin do người tố cáo tham nhũng đưa đến (Mời click vào để nghe audio). Trong khi đó, ĐB Dương Kim Anh (Trà Vinh) thì băn khoăn về việc có nên quy định thêm việc kê khai khoản tiền mà nhiều gia đình đã chi con em mình đi du học ở nước ngoài? (Mời click vào để nghe audio). Còn ĐB Nguyễn Thị Thùy Mỵ (Quảng Trị) đề nghị bổ sung tình tiết tăng nặng đối với những hành vi ngoan cố, chạy tội, tiêu hủy tài kiệu, chứng cứ vụ việc tham nhũng (Mời click vào để nghe audio). Cũng băn khoăn về việc một số quy định trong Luật PCTN liệu có trùng lắp với Luật Hình sự hiện hành, ĐB Đoàn Minh Vượng (Tiền Giang) đề nghị bổ sung vào điều 4 nguyên tắc áp dụng pháp luật giữa Luật PCTN với các bộ luật khác. Mời click vào để nghe audio

Tin cùng chuyên mục