Đề xuất cải tiến chữ cái tiếng Việt mà báo chí đăng tải cũng tạo ra sự hoang mang trong dư luận. Hay các vụ việc xảy ra ở các dự án BOT cũng là mối quan tâm lớn của người dân... MTTQ đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm, có giải pháp kịp thời để trấn an dư luận trước những vấn đề đó.
Tại phiên họp này của Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng đã đại diện cho nhân dân cả nước kiến nghị tới Chính phủ 4 vấn đề, trong đó có việc đề nghị Chính phủ, bộ, ngành khẩn trương trả lời các kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. MTTQ sẽ có trách nhiệm giám sát, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước. Đồng thời cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành địa phương nâng cao hơn nữa về nhận thức, tăng cường vai trò trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng.
Đây là vấn đề mà nhân dân cả nước luôn đặc biệt quan tâm, trăn trở, vì vậy Chính phủ, các bộ, ngành cần tích cực đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng tiêu cực, tạo niềm tin trong nhân dân. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng cho biết MTTQ Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Chính phủ, các bộ, ngành để giám sát công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đúng như luật định cũng như quy định của Bộ Chính trị về giám sát và phản biện…
Cùng với việc tổ chức hiệu quả các phong trào, cuộc vận động toàn dân để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đóng góp vào sự phát triển chung, công tác giám sát, phản biện xã hội qua việc mở rộng các hình thức và bám sát vào quyền lợi thiết thực của người dân là một đặc thù của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội. Vừa qua đã có rất nhiều nội dung giám sát được thực hiện, tạo chuyển biến tích cực như giám sát về thực hiện chính sách người có công; việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; giám sát vấn đề an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm của các cơ sở chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi… Hay như việc giám sát thực hiện chính sách người có công cũng đã góp phần chuyển biến tình hình.
Thực tế, công tác giám sát và phản biện xã hội luôn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng Đảng, chính quyền cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Theo bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, tỉnh luôn chú trọng công tác giám sát. Quảng Ninh đã mở rộng chủ thể giám sát tới quần chúng nhân dân, mời những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần giám sát, từ đó chủ động tiến hành các cuộc giám sát độc lập tại từng cơ sở theo phương thức tiếp cận trực tiếp. Quảng Ninh cũng đã thực hiện việc giám sát các đơn vị hành chính công, các thành viên giám sát trực tiếp làm các thủ tục hành chính về đất đai, chính sách xã hội để phát hiện những hiện tượng tiêu cực, để kịp thời chấn chỉnh. Ở hầu hết các tỉnh thành hiện nay, MTTQ tỉnh đều thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội qua việc tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn để kịp thời tư vấn, phản biện về các dự án kinh tế, xã hội, văn hóa trên địa bàn.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân mà Hiến pháp quy định đã và đang được MTTQ Việt Nam các cấp quan tâm triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực, trong đó có công tác giám sát và phản biện xã hội. Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình, MTTQ cần tiếp tục làm tốt hơn việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. Bởi thực tế nhiều lúc, nhiều nơi chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri chưa cao, giám sát việc giải quyết ý kiến cử tri ở nhiều nơi chưa hiệu quả. Vẫn còn tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều địa phương, nhất là ở cơ sở.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân mà Hiến pháp quy định đã và đang được MTTQ Việt Nam các cấp quan tâm triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực, trong đó có công tác giám sát và phản biện xã hội. Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình, MTTQ cần tiếp tục làm tốt hơn việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. Bởi thực tế nhiều lúc, nhiều nơi chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri chưa cao, giám sát việc giải quyết ý kiến cử tri ở nhiều nơi chưa hiệu quả. Vẫn còn tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều địa phương, nhất là ở cơ sở.
Cùng với đó, công tác giám sát, phản biện chưa thực sự hiệu quả, nhất là trong phản biện xã hội, tiếng nói của MTTQ vẫn chưa thực sự mạnh mẽ. Các ý kiến, kiến nghị, đề xuất với cơ quan, tổ chức đơn vị được giám sát còn chưa cụ thể. Số công dân đến MTTQ để thông qua MTTQ các cấp có phản ánh, kiến nghị, đề xuất đối với các cơ quan chức năng còn hạn chế.
Hơn bao giờ hết, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội cần được đẩy mạnh trong cả hệ thống. Bởi công tác này nếu được thực hiện hiệu quả sẽ góp phần tích cực trong đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân cũng như xây dựng Đảng, chính quyền.
Hơn bao giờ hết, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội cần được đẩy mạnh trong cả hệ thống. Bởi công tác này nếu được thực hiện hiệu quả sẽ góp phần tích cực trong đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân cũng như xây dựng Đảng, chính quyền.
Nhưng để phát huy vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, MTTQ các cấp cần nâng cao chất lượng các hội nghị tiếp xúc cử tri, đồng thời phối hợp với chính quyền xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện với nhân dân. Kịp thời theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết của các cơ quan chức năng với những kiến nghị của cử tri. Phát huy vai trò của các ủy viên Ủy ban MTTQ các cấp, các cá nhân tiêu biểu, Ban công tác mặt trận ở khu dân cư. Cùng với đó, động viên nhân dân giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường thực hiện giám sát độc lập của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Dĩ nhiên, để làm tốt điều đó, người cán bộ MTTQ phải có tâm, phải sát dân, gần dân để giải đáp kịp thời những vấn đề mà nhân dân quan tâm. Đơn cử, khi có những vấn đề nóng như BOT Cai Lậy vừa qua, MTTQ cũng cần có mặt để giám sát và phản biện.