Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2021, sản lượng chế biến tôm ở Cà Mau ước đạt 26.600 tấn, tăng trên 38% so với cùng kỳ. Nhờ tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia ký kết với nhiều nước, đã giúp kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau từ đầu năm 2021 đến nay ước đạt 106 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ.
Tương tự, tình hình chế biến và xuất khẩu tôm ở Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng… cũng đạt nhiều tín hiệu khả quan. Trao đổi với chúng tôi, một doanh nghiệp xuất khẩu tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Hiện thị trường EU đang rất tiềm năng và tăng trưởng khả quan. Doanh nghiệp chúng tôi đã ký được một số đơn hàng với đối tác và đang tiếp tục thương thảo ký tiếp. Năm nay, chúng tôi chuyển hướng mạnh sang thị trường EU, bởi giá xuất ở thị trường này khá tốt”. Hiện nguồn tôm nguyên liệu đầu vào khu vực này khá ổn định, lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; ngoài ra tình hình dịch Covid-19 ở một số nước trên thế giới đã chuyển biến tích cực nên dự báo việc xuất khẩu mặt hàng tôm được nhiều địa phương của ĐBSCL khẳng định sẽ có nhiều khởi sắc.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Tập trung thực hiện hiệu quả liên kết du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL
-
Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL
-
Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch
-
Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
-
Bạc Liêu: Phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD
-
Đồng Tháp: Thành lập Hội ngành hàng sen
-
Trồng lúa hữu cơ mở ra hướng canh tác bền vững cho nông dân Quảng Trị
-
Liên kết nâng giá trị nông sản
-
An Giang: di dời bè nuôi cá để giảm tình trạng chết tràn lan
-
IFC đầu tư 52 triệu USD sản xuất đàn heo gần 1 triệu con mỗi năm tại Việt Nam