Phòng NN-PTNT huyện Tân Hưng cho biết, nước lũ đổ về gây thiệt hại diện tích 3.485ha lúa hè thu. Vụ hè thu năm 2017, huyện Vĩnh Hưng gieo sạ gần 28.500ha lúa, đã thu hoạch trên 17.000ha. 11.500ha còn lại chủ yếu đang trong giai đoạn chín. Trong đó có khoảng 8.500ha sẽ thu hoạch trong vòng 10 ngày nữa.
Tại huyện Mộc Hóa, 5.913ha lúa đang chịu ảnh hưởng bởi lũ, trong đó, xã Tân Lập có diện tích chịu ảnh hưởng nhiều nhất với 1.419ha. Huyện Vĩnh Hưng gieo sạ 28.419ha, hiện đã thu hoạch 4.575ha, diện tích còn lại khoảng cuối tháng 8 thu hoạch dứt điểm. Diện tích có khả năng bị ảnh hưởng lũ 7.836ha.
Tại An Giang, theo báo cáo của UBND thị xã Tân Châu, toàn thị xã hiện có 178,4km/36 tuyến đê bảo vệ 8 vùng bao khép kín (với tổng diện tích sản xuất trong vùng đê bao trên 11.000ha).
Tại An Giang, theo báo cáo của UBND thị xã Tân Châu, toàn thị xã hiện có 178,4km/36 tuyến đê bảo vệ 8 vùng bao khép kín (với tổng diện tích sản xuất trong vùng đê bao trên 11.000ha).
Trong đó, các tuyến đê bao bảo vệ sản xuất vụ thu đông 2017 xung yếu gồm có 9 tuyến với tổng chiều dài 1,21km, trong đó có 5 đoạn đã gia cố xong. Do ảnh hưởng tình hình mưa lớn kéo dài, đã có trên 610ha lúa hè thu của 837 hộ nông dân bị thiệt hại do ngập úng.
Tại Đồng Tháp, ông Khương Lê Bình, Giám đốc Đài khí tượng - thủy văn tỉnh Đồng Tháp, cho biết nước lũ về gần 10 ngày qua và lên khá nhanh. Tại khu vực đầu nguồn, mỗi ngày mực nước tăng 10cm, vùng nội Đồng Tháp Mười lên 6 - 8cm.
Tại Đồng Tháp, ông Khương Lê Bình, Giám đốc Đài khí tượng - thủy văn tỉnh Đồng Tháp, cho biết nước lũ về gần 10 ngày qua và lên khá nhanh. Tại khu vực đầu nguồn, mỗi ngày mực nước tăng 10cm, vùng nội Đồng Tháp Mười lên 6 - 8cm.
“Năm nay khả năng xảy ra lũ khá lớn. Một số vùng thấp trũng ở Đồng Tháp Mười, đầu nguồn cần nhanh chóng thu hoạch lúa, hoa màu; huy động lực lượng gia cố đê bao, cống bọng và ứng trực để ứng phó với diễn biến của lũ”, ông Bình khuyến cáo.
Trước tình hình trên, lãnh đạo các địa phương yêu cầu chính quyền cơ sở cần chuẩn bị tốt kịch bản ứng phó với lũ năm 2017 để chủ động trong mọi tình huống và cần bảo vệ ăn chắc vụ hè thu. Tăng cường năng lực trạm bơm điện và công tác sẵn sàng phòng chống lụt bão; tiến hành gia cố đê bao, cống bửng, ứng phó tốt với tình hình sạt lở bờ sông. Nơi nào cấp bách, cần thiết thì phải tính trước trong ưu tiên kinh phí, thực hiện di dời. Phải đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, nhất là những nơi đưa rước học sinh đi học bằng ghe xuồng.