Từ đầu năm 2012 đến nay, có khoảng 2.660 hộ nuôi tôm ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú… tự ý “xé rào” thả nuôi hơn 204 triệu con tôm sú giống trước lịch thời vụ của tỉnh. Do người dân nóng vội thả nuôi sớm không theo khuyến cáo của tỉnh nên đã có khoảng 9,2 triệu con giống, với diện tích hơn 96ha bị thiệt hại.
Tại Sóc Trăng, dù tỉnh thông báo lịch thời vụ chính thức xuống giống tôm sú từ đầu tháng 3-2012 trở đi, với tổng diện tích khoảng 46.000ha, tuy nhiên, do giá tôm nguyên liệu cao nên nhiều hộ nóng lòng thả giống sớm hơn 700ha. Những ngày qua đã có hơn 100ha tôm ở các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, thị xã Vĩnh Châu… bị chết. Nguyên nhân tôm chết được xác định là do thời tiết không thuận lợi, nhiệt độ môi trường nước giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch cao, cộng với nguồn tôm giống không đảm bảo chất lượng…
![]() |
Tôm chết ở Sóc Trăng do thả sớm. |
Chiều 12-2, ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho biết ngành chức năng đã nhiều lần khuyến cáo người dân tuân thủ đúng lịch thời vụ, nhưng nhiều hộ vẫn bất chấp thả giống sớm dẫn đến tôm chết. Ngoài thiệt hại về kinh tế, mối lo lớn nhất hiện nay là môi trường ô nhiễm sẽ dễ lây lan sang cho tôm chính vụ. Tỉnh đang yêu cầu cán bộ nông nghiệp các huyện và chính quyền địa phương nhanh chóng kiểm tra tình hình tôm chết để có hướng xử lý kịp thời, không để bùng phát trên diện rộng.
N.Duy
Các tin, bài viết khác
-
Việt Nam sắp có vaccine dịch tả heo châu Phi
-
Công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn nhận chứng chỉ trồng rừng bền vững
-
Giám sát mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu
-
Nông sản Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
-
Khôi phục vườn sầu riêng đặc sản
-
499 ha lúa đông xuân ở Quảng Ngãi bị ốc bươu vàng phá hoại
-
Quảng Ngãi: Rực rỡ 5.000 chậu hoa ngoại nhập của lão nông
-
Thủ phủ tôm hùm gượng dậy vào vụ mới
-
Nhiều loại hoa tết Đà Lạt dự báo nở muộn
-
Xuất khẩu lô gạo đầu tiên năm 2021 sang Singapore và Malaysia