ĐBSCL: Không nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt

(SGGPO).- Ngày 14-5, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt ở ĐBSCL.
ĐBSCL: Không nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt

(SGGPO).- Ngày 14-5, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt ở ĐBSCL.

Theo Tổng cục Thủy sản, thời gian gần đây phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển một cách đáng lo ngại ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang… Cụ thể, người dân đã tự ý khoan giếng để lấy nước ngầm và pha thêm muối nhằm tăng độ mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng. Một số hộ nuôi vụ đầu tiên bán có lời, từ đó kích thích nhiều hộ khác nuôi theo. Song, vấn đề lo ngại là các nơi nuôi tôm đều không có hệ thống cấp nước và thoát nước riêng biệt; vì vậy việc thải nguồn nước mặn ra bên ngoài sẽ dẫn tới ô nhiễm, nguy cơ thiệt hại cho cây lúa, hoa màu và các loại thủy sản nước ngọt khác.

Ngoài ra, khai thác nước ngầm quá mức để phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ làm cạn kiệt tài nguyên nước. Chưa kể nếu nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan ở những vùng đầu nguồn như Đồng Tháp và An Giang, khi lỡ xảy ra dịch bệnh sẽ rất nguy hại đối với vùng hạ nguồn…

Nông dân Đồng Tháp tự ý đào ao nuôi tôm thẻ trong vùng ngọt

Nông dân Đồng Tháp tự ý đào ao nuôi tôm thẻ trong vùng ngọt

Trước tình hình trên, Tổng cục Thủy sản và các tỉnh ĐBSCL, thống nhất không khuyến cáo nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt; bởi theo quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 cũng không đưa ra việc nuôi tôm thẻ trong vùng ngọt.

Theo đó, chính quyền địa phương và ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu tác hại của tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt; siết chặt quản lý và có biện pháp nghiêm cấm việc khai thác nước ngầm để nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt…

NGUYỄN THANH

Tin cùng chuyên mục