- Tôi 38 tuổi, bị cao huyết áp không rõ nguyên nhân 2 năm nay, bác sĩ dặn tôi ăn kiêng muối. Tôi thấy một số tài liệu nói nên giới hạn muối ăn < 5g/ngày. Cụ thể tôi nên ăn như thế nào?
Đỗ Thị P.
- Chào bạn! Trong bệnh tăng huyết áp, bên cạnh điều trị thuốc, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không kém, đặc biệt là vấn đề kiêng muối (NaCl), chính vì vậy bạn nên lưu ý thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc về thuốc men cũng như ăn uống, tái khám đúng lịch, mục đích giúp duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Người Việt có thói quen ăn rất mặn, trung bình 11g-14g muối/người/ngày, trong khi khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, giới hạn muối ăn mỗi người bình thường nên < 5g/ngày (ít hơn 1 muỗng cà phê) để phòng bệnh tăng huyết áp. Thực tế bản thân tất cả các loại thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều có chứa một lượng NaCl với tỷ lệ khác nhau, với người tăng huyết áp thì giới hạn lượng NaCl từ tất cả các nguồn không quá 5g/ngày, như vậy trường hợp của bạn lượng muối mỗi ngày chỉ nên < 2-3g /ngày (ít hơn nửa muỗng cà phê).
Để thực hiện chế độ ăn ít muối như vậy, bạn nên tránh các thực phẩm chứa nhiều muối như: mắm, muối, nước tương, các loại hải sản khô như cá khô, tôm khô, mực khô... thực phẩm muối chua như dưa, cà, mắm, tương ớt... thức ăn chế biến sẵn như đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, giò chả, bánh mì, mì gói, patê, snack, khoai tây chiên… NaCl cũng có nhiều trong bột ngọt, bột nêm vì vậy bạn cũng cần chú ý trong chế biến. Hãy loại bỏ bớt muối trên bàn ăn như: nước mắm, tương, sốt tương hột, muối tiêu... Nên giảm phân nửa lượng muối và gia vị trong nấu ăn hàng ngày. Chúc bạn có thêm kiến thức, theo dõi, điều trị lâu dài và dinh dưỡng đúng để duy trì huyết áp lý tưởng, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng nguy hiểm.
Nhân đây xin gửi đến mọi người lời khuyên hữu ích: “Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn” là biện pháp hữu hiệu điều trị và ngăn ngừa một số bệnh mạn tính như cao huyết áp, bệnh tim mạch, loãng xương, suy thận, ung thư dạ dày...
- Tôi là nữ, 65 tuổi, được bác sĩ chẩn đoán cao huyết áp và có nguy cơ loãng xương cao. Vậy tôi nên ăn uống như thế nào để tốt cho 2 bệnh trên?
Nguyễn Thị L.
- Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn điều trị bệnh tăng huyết áp và phòng ngừa loãng xương của bác như sau:
Cân đối, đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm, hạn chế chất béo: Chất bột đường nên chiếm khoảng 55% tổng năng lượng, chất đạm 0.8-1g protein/kg/ngày, cân đối đạm động vật và thực vật, nên dùng nhiều protein có nguồn gốc thực vật như đậu đỗ. Chất béo khống chế ở mức 15-20% năng lượng khẩu phần, hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa như: thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật, da, bơ, thức ăn chiên rán, nên dùng chất béo giàu acid béo chưa no, giàu omega-3 như cá béo, dầu thực vật.
Ăn ít muối, giàu kali, canxi, magie: Các thực phẩm như ngũ cốc, khoai củ, đậu đỗ và các loại rau quả đều có nhiều magie và kali. Sữa và chế phẩm từ sữa, đậu nành, cá nhỏ nguyên xương, rau lá màu xanh đậm là nguồn canxi rất tốt. Canxi giúp xương chắc khỏe, còn có tác dụng giảm huyết áp.
Ăn 5 loại rau củ quả/ngày: Các loại giá đỗ, bắp cải, cải thìa, cải soong, cải xanh, trái bưởi, đào, cam, đu đủ, dâu tây, kiwi, chuối rất tốt cho 2 bệnh này.
Hạn chế cà phê, nước ngọt có gas, rượu, bia, chè đặc.
Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể lực nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, giữ cân nặng lý tưởng, sống lạc quan, giảm căng thẳng sẽ giúp người cao tuổi ổn định huyết áp, ngăn ngừa biến chứng tim mạch và bảo vệ xương chắc khỏe.
BS CK1 Hoàng Hồ Thống Nhất
Chuyên gia Tư vấn Dinh dưỡng NutiFood
Tập trẻ ăn dặm đừng nêm mặn
Ai cũng biết ăn mặn sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể, có thể gây nên bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... Nhưng thực tế, người Việt Nam chúng ta hiện tại đang thuộc nhóm ăn mặn gấp 3-4 lần so với nhu cầu, nguyên nhân là do thói quen đuợc hình thành từ nhỏ.
Để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm trên, tất cả mọi người cần thay đổi thói quen không tốt này, đồng thời chú ý giúp hình thành thói quen tốt từ nhỏ cho con cháu chúng ta, cần chú ý ngay từ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, kéo dài trong suốt quá trình lớn lên của trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Trong thời gian đầu tập ăn dặm, cho trẻ làm quen với thức ăn có vị gần giống sữa mẹ (bột sữa, khoai tây nghiền với sữa, trái cây nạo...) không cần nêm muối. Sau đó cho trẻ làm quen dần với các món ăn khác có thịt, cá, rau củ... Ngoài việc phải quan tâm sao cho món ăn cân đối và đầy đủ duỡng chất, các mẹ đừng quên chú ý trong việc nêm nếm nhé, đặc biệt là muối ăn, chỉ nên sử dụng muối i-ốt với lượng rất ít, chén cháo hoặc bột của trẻ nên rất nhạt, việc nêm mặn sẽ làm tăng gánh nặng cho thận cũng như tạo thói quen ăn mặn sau này không tốt cho sức khỏe của trẻ. Đơn giản nhất các mẹ có thể mua sẵn các sản phẩm bột ăn dặm trên thị trường được nghiên cứu phù hợp với nhu cầu, khả năng tiêu hóa hấp thụ theo độ tuổi cũng như đảm bảo lượng muối ăn trong giới hạn cho phép rất tốt cho trẻ.
Giới thiệu Nuti IQ Bột Ăn Dặm của NutiFood, được đúc kết từ những kinh nghiệm nuôi con ăn dặm quý báu của các mẹ, kết hợp với khoa học dinh dưỡng, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, được chế biến công phu và bổ sung hệ dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện.
DHA và Taurin: Giúp hoàn thiện tế bào thần kinh, tăng khả năng nhận thức và trí nhớ của bé.
Lutein: Dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển thị giác của bé.
Prebiotics (FOS/Inulin): Tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp nhuận tràng, dễ tiêu hóa hấp thụ, cho bé hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Hỗn hợp vitamin và khoáng chất: Cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé.
Nuti IQ Bột Ăn Dặm kết hợp những nguyên liệu được chọn lọc công phu, tinh tế, giúp bé ngon miệng và đổi khẩu vị mỗi ngày, có 10 vị cho các mẹ lựa chọn như: gạo sữa, trái cây sữa, heo rau ngót bí đỏ, gà bó xôi cà rốt, bò khoai tây đậu Hà Lan, cá nấm đông cô, lươn bí đỏ hạt sen, ếch mùng tơi, tôm rau ngót bí đỏ, cua mùng tơi.
R.D.