Đô thị hóa gây biến đổi khí hậu

Theo Hiệp ước Copenhagen đưa ra tháng 12-2009, các nước giàu cam kết đóng góp 10 tỷ USD trong vòng 3 năm tới giúp các nước nghèo giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Một số tiền không nhỏ trong số này được đưa vào các chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới, lá phổi của hành tinh.

Theo Hiệp ước Copenhagen đưa ra tháng 12-2009, các nước giàu cam kết đóng góp 10 tỷ USD trong vòng 3 năm tới giúp các nước nghèo giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Một số tiền không nhỏ trong số này được đưa vào các chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới, lá phổi của hành tinh.

Từ trước tới nay, quan điểm chung cho rằng để bảo vệ rừng người ta phải giảm dân số sống tại các khu vực nông thôn gần rừng nhằm ngăn chặn nạn phát hoang khai thác khoáng sản hay nuôi động vật. Giờ đây theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Columbia (New York) đăng trên Tạp chí khoa học Nature Geoscience cho biết chính tiến trình đô thị hóa và xuất khẩu nông sản mới là tác nhân chính dẫn đến tình trạng phá rừng. Khi cư dân các đô thị tăng cao, nhu cầu tiêu thụ các loại nông sản càng tăng, khuyến khích gia tăng các nông trại diện tích lớn. Điều đó dẫn tới việc phá rừng làm nông trại. Khi nhu cầu này tăng trên bình diện quốc tế, nhiều nước có nhu cầu gia tăng nhập nông sản sẽ càng làm cho tình trạng phá rừng tăng cao. Những nước nghèo có rừng nhiệt đới không còn cách nào khác phải phá rừng để lập nông trại nuôi dân đô thị, xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ.

Nhóm chuyên gia này khuyến cáo giải pháp cho vấn đề này là tăng sản lượng nông sản trên những khu đất đã có từ trước, không nên phá rừng lập nông trại mới. Vì vậy, tiền tài trợ cho việc bảo vệ rừng nhiệt đới nên nhắm vào đúng trọng tâm mới mong mang lại kết quả tốt, ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.

K.Minh

Tin cùng chuyên mục