Doanh nghiệp phần mềm còn “tù mù” về thuế

Cơ quan thuế nên phối hợp với cơ quan chuyên ngành để xác định việc thu thuế. Đó là ý kiến chung của các bộ ngành cũng như các DN phần mềm tại buổi đối thoại giữa DN hoạt động trong lĩnh vực phần mềm với lãnh đạo Cục thuế TPHCM về những chính sách về ưu đãi, miễn giảm thuế do Cục thuế TPHCM, Sở Thông tin Truyền thông TPHCM và Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) tổ ngày 20-12.

(SGGP).- Cơ quan thuế nên phối hợp với cơ quan chuyên ngành để xác định việc thu thuế. Đó là ý kiến chung của các bộ ngành cũng như các DN phần mềm tại buổi đối thoại giữa DN hoạt động trong lĩnh vực phần mềm với lãnh đạo Cục thuế TPHCM về những chính sách về ưu đãi, miễn giảm thuế do Cục thuế TPHCM, Sở Thông tin Truyền thông TPHCM và Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) tổ ngày 20-12.

Tại buổi đối thoại, nhiều DN phần mềm cho rằng rất khó để biết hoặc xác định chính xác thuế suất được ưu đãi và miễn giảm của lĩnh vực DN đang hoạt động. Thậm chí, một số DN còn liệt kê tất cả các ngành nghề của mình để nhờ Cục thuế TP xác định ngành nào được ưu đãi thuế thu nhập DN, ngành nào được ưu đãi thuế giá trị gia tăng.

Cụ thể, Công ty SAP Asia Việt Nam hỏi: ngành nghề kinh doanh của công ty là thiết kế và phát triển phần mềm có được xem là sản xuất phần mềm để được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập DN theo QĐ 128 của Chính phủ hay không? Đại diện Cục thuế TPHCM trả lời: QĐ 128/2000 của Thủ tướng Chính Phủ quy định một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm có quy định đối tượng áp dụng thuộc lĩnh vực đầu tư sản xuất và làm dịch vụ phần mềm.

Do đó, theo quan điểm của Cục thuế ngành nghề kinh doanh của công ty không phải sản xuất phần mềm. Câu trả lời này được một DN cho rằng không hợp lý và đặt vấn đề: sản xuất phần mềm mà không có thiết kế phần mềm và phát triển phần mềm, làm sao sản xuất? Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ Thông tin truyền thông) cho rằng, về chuyên ngành, cơ quan thuế không nên tự xác định cần phối hợp với cơ quan chuyên ngành hoặc để cơ quan chuyên ngành xác định mới chính xác vì đây là ngành đặc thù. Bà Trần Thị Lệ Nga, Phó Cục trưởng Cục thuế TPHCM cũng đồng tình và cho rằng, việc xác định chuyên ngành nên để cho cơ quan chuyên ngành xác định.  

N. NG.

Tin cùng chuyên mục