Đổi mới quản lý vận tải đường bộ: Gắn “sao” để quản lý xe

Đổi mới quản lý vận tải đường bộ phải nhắm tới mục tiêu xóa bỏ tình trạng “chặt chém”, nhồi nhét trên xe khách và hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn thảm khốc gây bức xúc dư luận trong suốt nhiều năm qua, là nội dung chính của Đề án Đổi mới quản lý vận tải đường bộ tại hội nghị do Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) tổ chức hôm qua 26-2.
Đổi mới quản lý vận tải đường bộ: Gắn “sao” để quản lý xe

(SGGP).– Đổi mới quản lý vận tải đường bộ phải nhắm tới mục tiêu xóa bỏ tình trạng “chặt chém”, nhồi nhét trên xe khách và hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn thảm khốc gây bức xúc dư luận trong suốt nhiều năm qua, là nội dung chính của Đề án Đổi mới quản lý vận tải đường bộ tại hội nghị do Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) tổ chức hôm qua 26-2.

Hoạt động taxi ở TPHCM cần tốt hơn nữa. Ảnh: D.Thy

Hoạt động taxi ở TPHCM cần tốt hơn nữa. Ảnh: D.Thy

Theo ông Trần Quang Bình, Vụ trưởng Vụ Vận tải pháp chế (Tổng cục ĐBVN - Bộ GTVT), dịch vụ vận tải đường bộ là lĩnh vực được xã hội hóa mạnh mẽ và có sự phát triển nóng trong thời gian qua. Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, số lượng phương tiện kinh doanh đã tăng hơn 10 lần với gần 103.000 xe khách, 620.000 xe tải các loại. Hiện cả nước cũng có 2.681 doanh nghiệp, 586 HTX và hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực vận tải. Tuy nhiên, đa số các đơn vị vận tải có quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Hiện có tới 60% các đơn vị vận tải khách tuyến cố định và gần 83% đơn vị vận tải khách theo hợp đồng chỉ có dưới 10 đầu xe/mỗi đơn vị.

Thêm vào đó, phần lớn các đơn vị vận tải hiện không thực hiện quản lý nội dung nào của quá trình vận tải mà chỉ đứng ra làm các thủ tục của một cơ quan quản lý và thu phí dịch vụ. Các nội dung quan trọng khác được giao cho lái xe. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ thấp, tai nạn giao thông nhiều.

Tới đây, dịch vụ vận tải đường bộ sẽ được phân hạng chất lượng đối với từng loại hình kinh doanh, theo các tiêu chí như: chất lượng phương tiện, chất lượng lái xe và nhân viên phục vụ, hành trình, tổ chức và quản lý của đơn vị, quyền lợi của hành khách… Theo đó, vận tải hành khách tuyến cố định, du lịch và xe hợp đồng sẽ được phân thành 5 hạng từ 1 “sao” đến 5 “sao” với thang điểm đánh giá 100 điểm, xe buýt được phân thành 2 hạng gồm 2 “sao” và 3 “sao”, thang điểm là 100 điểm, taxi được phân thành 3 hạng gồm hạng 3, 4, 5 “sao”, thang điểm là 90 điểm. Không chỉ là cơ sở để hành khách lựa chọn, giám sát thực hiện chất lượng dịch vụ vận tải và cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế khuyến khích, phát triển các đơn vị vận tải quản lý tốt, hạn chế dần những đơn vị chất lượng dịch vụ kém, đề án còn được kỳ vọng là sẽ làm thay đổi về chất trong hoạt động vận tải đường bộ trong thời gian tới…

B.Quyên

Tin cùng chuyên mục