72 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo lý tưởng của Bác Hồ, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đang tiếp tục đổi mới và hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có lẽ chưa có một dân tộc nào chịu nhiều cuộc xâm lăng của ngoại bang như nước ta. Hơn ai hết, chúng ta hiểu cái giá của độc lập tự do và quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy như bản Tuyên ngôn Độc lập thiêng liêng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc tại Quảng trường Ba Đình “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”. Từ một nước nghèo, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, sức mạnh tổng hợp được tăng cường, vị thế và uy tín Việt Nam ngày càng được nâng lên trên trường quốc tế.
Hiện nay, việc giữ vững nền độc lập không chỉ là việc bảo vệ chủ quyền biên cương, hải đảo mà còn thể hiện trong phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ, trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… Để bảo vệ được đất nước và hội nhập thành công, điều kiện tiên quyết là phải làm cho nội lực mạnh. Chính vì vậy, đổi mới toàn diện và đồng bộ hơn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, phải tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược, trong đó phải tạo sự chuyển biến đáng kể về thể chế, về chủ trương, chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy tinh gọn, kiểm soát quyền lực, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí…
Hơn lúc nào hết, công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, lãng phí được toàn Đảng và toàn dân quan tâm. Những kết quả bước đầu quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo, được nhân dân ghi nhận và bày tỏ sự tin tưởng. Lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước và quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tạo được sự đồng tình và hứa hẹn sẽ phát huy vai trò giám sát của nhân dân.
Nhân dân cũng ghi nhận Chính phủ đang hoạt động theo phương châm kiến tạo, hành động, liêm chính, đang huy động kênh tư vấn chính sách kinh tế, nếu có cơ chế, chính sách phù hợp sẽ có sự bứt phá, đưa đất nước phát triển xứng tầm. Vừa qua, Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa X, đã xem xét báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và cơ chế, chính sách đặc thù để thành phố phát triển nhanh và bền vững vì cả nước. Qua đây, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh có một số đề xuất, kiến nghị về cơ chế liên kết vùng kinh tế, những cơ chế, chính sách đặc thù về phân cấp, ủy quyền, cơ chế huy động vốn đầu tư các dự án giao thông, chống ngập, cơ chế chủ động trong tổ chức, biên chế…
Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xem xét Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”, trong đó coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đảm bảo sự đồng thuận cao, sao cho mỗi người dân là một cảm biến xã hội, là người được phát huy sáng kiến và kiểm tra, giám sát việc phát triển thành phố. Trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết về kinh tế theo tinh thần của Hội nghị Trung ương lần thứ 5, thành phố Hồ Chí Minh nhất định phải là nơi tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nơi có nhiều những đề xuất về chính sách trong xây dựng thể chế, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân thật sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Tinh thần 2-9 - Ngày Độc lập - luôn nhắc nhở mỗi người Việt Nam về khí phách của một dân tộc, công ơn của các thế hệ đi trước, cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước, tiếp tục đổi mới và hội nhập thành công.
Có lẽ chưa có một dân tộc nào chịu nhiều cuộc xâm lăng của ngoại bang như nước ta. Hơn ai hết, chúng ta hiểu cái giá của độc lập tự do và quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy như bản Tuyên ngôn Độc lập thiêng liêng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc tại Quảng trường Ba Đình “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”. Từ một nước nghèo, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, sức mạnh tổng hợp được tăng cường, vị thế và uy tín Việt Nam ngày càng được nâng lên trên trường quốc tế.
Hiện nay, việc giữ vững nền độc lập không chỉ là việc bảo vệ chủ quyền biên cương, hải đảo mà còn thể hiện trong phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ, trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… Để bảo vệ được đất nước và hội nhập thành công, điều kiện tiên quyết là phải làm cho nội lực mạnh. Chính vì vậy, đổi mới toàn diện và đồng bộ hơn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, phải tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược, trong đó phải tạo sự chuyển biến đáng kể về thể chế, về chủ trương, chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy tinh gọn, kiểm soát quyền lực, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí…
Hơn lúc nào hết, công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, lãng phí được toàn Đảng và toàn dân quan tâm. Những kết quả bước đầu quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo, được nhân dân ghi nhận và bày tỏ sự tin tưởng. Lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước và quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tạo được sự đồng tình và hứa hẹn sẽ phát huy vai trò giám sát của nhân dân.
Nhân dân cũng ghi nhận Chính phủ đang hoạt động theo phương châm kiến tạo, hành động, liêm chính, đang huy động kênh tư vấn chính sách kinh tế, nếu có cơ chế, chính sách phù hợp sẽ có sự bứt phá, đưa đất nước phát triển xứng tầm. Vừa qua, Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa X, đã xem xét báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và cơ chế, chính sách đặc thù để thành phố phát triển nhanh và bền vững vì cả nước. Qua đây, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh có một số đề xuất, kiến nghị về cơ chế liên kết vùng kinh tế, những cơ chế, chính sách đặc thù về phân cấp, ủy quyền, cơ chế huy động vốn đầu tư các dự án giao thông, chống ngập, cơ chế chủ động trong tổ chức, biên chế…
Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xem xét Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”, trong đó coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đảm bảo sự đồng thuận cao, sao cho mỗi người dân là một cảm biến xã hội, là người được phát huy sáng kiến và kiểm tra, giám sát việc phát triển thành phố. Trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết về kinh tế theo tinh thần của Hội nghị Trung ương lần thứ 5, thành phố Hồ Chí Minh nhất định phải là nơi tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nơi có nhiều những đề xuất về chính sách trong xây dựng thể chế, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân thật sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Tinh thần 2-9 - Ngày Độc lập - luôn nhắc nhở mỗi người Việt Nam về khí phách của một dân tộc, công ơn của các thế hệ đi trước, cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước, tiếp tục đổi mới và hội nhập thành công.