Đối phó thôi!

Đưa cho tôi xem quy định về số lần phải làm bài kiểm tra môn Văn của học sinh lớp 9, một giáo viên dạy Văn trường THCS ở một quận của TPHCM bức xúc: “Một học kỳ, mỗi học trò phải làm 6 bài kiểm tra dưới dạng miệng, 15 phút, 1 tiết, 2 tiết và cả năm phải làm 12 lần kiểm tra. Với số lượng bài kiểm tra với môn Văn như thế, làm sao giáo viên đủ sức chấm kỹ, chấm đúng hàng trăm bài?”.

Đưa cho tôi xem quy định về số lần phải làm bài kiểm tra môn Văn của học sinh lớp 9, một giáo viên dạy Văn trường THCS ở một quận của TPHCM bức xúc: “Một học kỳ, mỗi học trò phải làm 6 bài kiểm tra dưới dạng miệng, 15 phút, 1 tiết, 2 tiết và cả năm phải làm 12 lần kiểm tra. Với số lượng bài kiểm tra với môn Văn như thế, làm sao giáo viên đủ sức chấm kỹ, chấm đúng hàng trăm bài?”.

Theo phản ánh của nhiều giáo viên dạy môn Văn, Bộ GD-ĐT quy định chương trình khung cứng nhắc với bao nhiêu bài kiểm tra, liên quan đến thể loại văn xuôi, thơ nên việc kiểm tra trùng lắp. Thậm chí giáo viên vừa cho học sinh kiểm tra về văn xuôi thì học xong đề tài khác nên lại làm kiểm tra tiếp, khổ cho học trò. Chỉ phải đối phó với việc chấm bài kiểm tra thường xuyên của học trò, giáo viên các bộ môn đều có chung nỗi khổ này, nói chi phải gồng thêm nhiệm vụ làm sổ sách, báo cáo quá nhiều. Mặc dù, Bộ GD-ĐT đã khởi xướng tinh thần đổi mới và tuyên bố giao quyền chủ động cho giáo viên nhưng mọi quy định vẫn chưa cởi trói cho giáo viên được chủ động ra bài kiểm tra, đánh giá học sinh theo năng lực. Việc thực thi các quy định cứng nhắc trong hoạt động dạy học hiện nay đã làm bào mòn sức lực giáo viên và đang buộc họ đi theo lối mòn phải đối phó. Đó là chưa kể có những môn, học sinh đạt thành tích cao ở các kỳ thi cấp quận, huyện, TP hoặc có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ cũng không được miễn kiểm tra theo quy định.

Ngành GD-ĐT TPHCM kêu gọi đổi mới dạy các môn xã hội, dạy học sinh theo năng lực, tăng cường câu hỏi mở để học sinh ở bậc THCS liên hệ thực tế nhưng khi ra đề thì phòng GD-ĐT quận, huyện vẫn theo lối mòn - dựa theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Đây là cái vênh giữa lý thuyết và thực tế khiến nhiều giáo viên không dám đổi mới cách dạy, vẫn bám chuẩn kiến thức kỹ năng cho an toàn. Mặt khác, áp lực kiểm tra chuyên môn, dự giờ, thao giảng, thi giáo viên giỏi hàng năm… cũng khiến không ít giáo viên cảm thấy mệt mỏi, bơ phờ vì các chỉ tiêu thi đua từ cơ sở đến cấp quận, huyện, TP.

Như vậy, trước khi nói đến chủ trương đổi mới giáo dục và kỳ vọng tạo sự đột phá về chất lượng giảng dạy thì ngành GD-ĐT từ cơ sở đến trung ương phải rà soát, tháo bỏ những quy định hành chính cứng nhắc, chi tiết ràng buộc giáo viên và trao quyền chủ động cho họ tổ chức hoạt động dạy học, đánh giá năng lực học sinh. Đừng bắt các em làm quá nhiều bài kiểm tra như hiện nay theo từng bộ môn. Bởi lẽ lịch kiểm tra, thi cử dày đặc chỉ khiến các em học đối phó, thi xong không nhớ gì và giáo viên cũng khốn khổ vì chấm quá nhiều bài, mất nhiều thời gian.

DIỆU ANH

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Căng thẳng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Căng thẳng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Hôm nay (5-6), hơn 96.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn TPHCM bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2023-2024. Trong ngày đầu tiên làm thủ tục, thí sinh được nghe phổ biến quy chế thi, đính chính sai sót thông tin (nếu có).

Hướng nghiệp - tuyển sinh

Muốn làm giáo viên dạy Sử, cần chứng chỉ gì?

Con tôi muốn theo học ngành Lịch sử của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM). Sau khi ra trường, cháu muốn làm giáo viên thì cần thêm những chứng chỉ đào tạo gì? (MINH LONG, 52 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TPHCM)

Giáo dục hội nhập

Đại học Quốc gia TPHCM: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Năm 2023, Đại học Quốc gia TPHCM xác định ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác đào tạo, khoa học - công nghệ. Đại học này tiếp tục xây dựng bài giảng số cho các môn chung và 20-30 môn học/học phần tại các đơn vị thành viên.

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.