Động lực mới

Quá trình đổi mới và sắp xếp lại DNNN thời gian qua trọng điểm chính là quá trình thực hiện cổ phần hóa (CPH). Trong quá trình thực hiện CPH DNNN này đã có lúc bị lo ngại là quá trình tư nhân hóa. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước loay hoay trong phương thức xác định giá trị doanh nghiệp, làm giảm tiến độ thực hiện CPH. Nghị định 109 đã làm sáng tỏ và khắc phục một số vấn chưa rõ ràng, chưa tốt xảy ra qua thực tế triển khai việc CPH, đồng thời khẳng định vai trò kinh tế nhà nước là chủ đạo.

Như vậy, CPH cần được hiểu không phải là quá trình tư nhân hóa DNNN mà nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, vừa sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản nhà nước đồng thời huy động thêm vốn của xã hội (trong và ngoài nước) cho phát triển sản xuất kinh doanh. CPH còn tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Có thể thấy Nghị định 109 đã quy định rất chi tiết nhiều điểm mới để tạo nên cơ chế hoạt động này, nhưng cũng phù hợp với xu thế tất yếu hội nhập kinh tế quốc tế và các quy định của WTO. Đó là các công ty nhà nước, các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, kể cả ngân hàng thương mại, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ-công ty con...

Đồng thời, Nghị định cũng đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Trong đó, tăng cường vai trò làm chủ của người lao động khi qui định họ được mua cổ phiếu ưu đãi theo năm công tác (không quá 100 cổ phiếu cho một năm công tác) và bằng 60% so với giá bình quân đấu giá lần đầu. Các nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ không được mua với giá ưu đãi thấp hơn 20% so với bình quân giá thông qua đấu giá lần đầu để có thể hưởng lợi theo kiểu bán tháo ngay sau đó để kiếm lời như trước đây. Mặt khác qui định nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng cổ phần trong 3 năm sau khi doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động ổn định.

Đáng lưu ý, Nghị định 109 cho phép tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp được dùng quỹ hợp pháp mua không quá 3% vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện phát huy vai trò của người đại diện quyền lợi cho công nhân. Tất nhiên, chúng tôi cũng còn phân vân trước một số ý kiến cho rằng, vốn của công đoàn mua cổ phần có phải chính là phí hoạt động của công nhân đóng góp cho công đoàn hoạt động để bảo vệ quyền lợi của họ. Xét về góc độ tài chính, đây không phải là nguồn vốn được giao cho tổ chức Công đoàn đi kinh doanh, vì sẽ phải tính đến các yếu tố rủi ro, mục đích sử dụng nguồn lợi nhuận có thể mang lại… Vì vậy, Bộ Tài chính cần có những quy định để xác định nguồn vốn hợp pháp này cho phù hợp với luật định chung.

Điều mà các doanh nghiệp cho rằng sẽ tạo thuận lợi cho tiến độ CPH được thực hiện nhanh, là các quy định hướng dẫn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khá cụ thể, tùy doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phù hợp với thực tế khối tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý. Đây là điểm mấu chốt để các doanh nghiệp và các đơn vị tư vấn nhanh chóng có phương pháp và cách tính toán xác định giá trị doanh nghiệp, tránh tình trạng có thể gây tranh cãi sau này.

Hiện Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang tập trung chỉ đạo tăng tốc thực hiện CPH các doanh nghiệp thành viên và cả công ty mẹ. Với những qui định mới và cụ thể, Nghị định 109 sẽ giúp chúng tôi đẩy nhanh hơn tiến độ CPH, đặc biệt là có thể rút ngắn được thời gian xác định giá trị doanh nghiệp và đảm bảo quyền lợi người lao động, giúp người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp sau CPH.

  • Động lực mới

Quá trình đổi mới và sắp xếp lại DNNN thời gian qua trọng điểm chính là quá trình thực hiện cổ phần hóa (CPH). Trong quá trình thực hiện CPH DNNN này đã có lúc bị lo ngại là quá trình tư nhân hóa. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước loay hoay trong phương thức xác định giá trị doanh nghiệp, làm giảm tiến độ thực hiện CPH. Nghị định 109 đã làm sáng tỏ và khắc phục một số vấn chưa rõ ràng, chưa tốt xảy ra qua thực tế triển khai việc CPH, đồng thời khẳng định vai trò kinh tế nhà nước là chủ đạo.

Như vậy, CPH cần được hiểu không phải là quá trình tư nhân hóa DNNN mà nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, vừa sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản nhà nước đồng thời huy động thêm vốn của xã hội (trong và ngoài nước) cho phát triển sản xuất kinh doanh. CPH còn tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Có thể thấy Nghị định 109 đã quy định rất chi tiết nhiều điểm mới để tạo nên cơ chế hoạt động này, nhưng cũng phù hợp với xu thế tất yếu hội nhập kinh tế quốc tế và các quy định của WTO. Đó là các công ty nhà nước, các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, kể cả ngân hàng thương mại, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ-công ty con...

Đồng thời, Nghị định cũng đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Trong đó, tăng cường vai trò làm chủ của người lao động khi qui định họ được mua cổ phiếu ưu đãi theo năm công tác (không quá 100 cổ phiếu cho một năm công tác) và bằng 60% so với giá bình quân đấu giá lần đầu. Các nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ không được mua với giá ưu đãi thấp hơn 20% so với bình quân giá thông qua đấu giá lần đầu để có thể hưởng lợi theo kiểu bán tháo ngay sau đó để kiếm lời như trước đây. Mặt khác qui định nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng cổ phần trong 3 năm sau khi doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động ổn định.

Đáng lưu ý, Nghị định 109 cho phép tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp được dùng quỹ hợp pháp mua không quá 3% vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện phát huy vai trò của người đại diện quyền lợi cho công nhân. Tất nhiên, chúng tôi cũng còn phân vân trước một số ý kiến cho rằng, vốn của công đoàn mua cổ phần có phải chính là phí hoạt động của công nhân đóng góp cho công đoàn hoạt động để bảo vệ quyền lợi của họ. Xét về góc độ tài chính, đây không phải là nguồn vốn được giao cho tổ chức Công đoàn đi kinh doanh, vì sẽ phải tính đến các yếu tố rủi ro, mục đích sử dụng nguồn lợi nhuận có thể mang lại… Vì vậy, Bộ Tài chính cần có những quy định để xác định nguồn vốn hợp pháp này cho phù hợp với luật định chung.

Điều mà các doanh nghiệp cho rằng sẽ tạo thuận lợi cho tiến độ CPH được thực hiện nhanh, là các quy định hướng dẫn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khá cụ thể, tùy doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phù hợp với thực tế khối tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý. Đây là điểm mấu chốt để các doanh nghiệp và các đơn vị tư vấn nhanh chóng có phương pháp và cách tính toán xác định giá trị doanh nghiệp, tránh tình trạng có thể gây tranh cãi sau này.

Hiện Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang tập trung chỉ đạo tăng tốc thực hiện CPH các doanh nghiệp thành viên và cả công ty mẹ. Với những qui định mới và cụ thể, Nghị định 109 sẽ giúp chúng tôi đẩy nhanh hơn tiến độ CPH, đặc biệt là có thể rút ngắn được thời gian xác định giá trị doanh nghiệp và đảm bảo quyền lợi người lao động, giúp người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp sau CPH.

Vũ Đức Giang
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Tin cùng chuyên mục