Theo đánh giá của ban giám khảo, các dự án vào vòng chung kết năm nay đều có tính sáng tạo, đổi mới trong sản xuất, kinh doanh. Các thí sinh tham dự cũng thể hiện quyết tâm đóng góp những điều hay, tích cực đối với cộng đồng. Mặt khác, việc chú trọng xây dựng thương hiệu, chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường cũng được thể hiện tốt hơn so với những năm trước. Các dự án bám sát với lĩnh vực nông nghiệp, khai thác tốt nguồn tài nguyên bản địa… đã tạo được ấn tượng tốt đối với ban giám khảo.
Bên cạnh giải nhất, 2 giải nhì thuộc về các dự án Máy nông nghiệp đa năng Thành Ngân của thí sinh Nguyễn Văn Tuấn đến từ tỉnh Bắc Kạn và dự án Sản xuất chế phẩm vi sinh từ bột bã mía phục vụ nuôi tôm thâm canh của thí sinh Trần Phúc Hậu (Bến Tre)… Ngoài ra, 7 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số đã nhận được học bổng về Tăng cường năng lực kinh doanh IYB do Ủy ban Dân tộc và Tổ chức Lao động quốc tế trao tặng.
Ngoài các phần thưởng có giá trị, 11 dự án đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích và 2 dự án gồm Xây dựng Nhà truyền thống người Chăm của thí sinh Trương Ngọc Thùy An (An Giang) và H’Mong Hom của thí sinh Vừ A Ly (Sơn La) đã nhận được học bổng là chuyến tập huấn, tham quan mô hình “Một làng - một sản phẩm (OTOP)” tại Thái Lan.
Bên cạnh giải nhất, 2 giải nhì thuộc về các dự án Máy nông nghiệp đa năng Thành Ngân của thí sinh Nguyễn Văn Tuấn đến từ tỉnh Bắc Kạn và dự án Sản xuất chế phẩm vi sinh từ bột bã mía phục vụ nuôi tôm thâm canh của thí sinh Trần Phúc Hậu (Bến Tre)… Ngoài ra, 7 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số đã nhận được học bổng về Tăng cường năng lực kinh doanh IYB do Ủy ban Dân tộc và Tổ chức Lao động quốc tế trao tặng.
Ngoài các phần thưởng có giá trị, 11 dự án đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích và 2 dự án gồm Xây dựng Nhà truyền thống người Chăm của thí sinh Trương Ngọc Thùy An (An Giang) và H’Mong Hom của thí sinh Vừ A Ly (Sơn La) đã nhận được học bổng là chuyến tập huấn, tham quan mô hình “Một làng - một sản phẩm (OTOP)” tại Thái Lan.