Gần 1.000 bệnh nhân đã được ghép tạng

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết tại buổi họp báo về “Thành tựu ghép tạng ở Việt Nam” do Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức tại Hà Nội ngày 25-6. Đến nay, cả nước đã có 15 bệnh viện thực hiện được kỹ thuật ghép tạng và đã ghép thận được 300 trường hợp, 15 trường hợp ghép gan, khoảng 500 trường hợp ghép giác mạc và hơn 50 trường hợp ghép tế bào gốc tạo máu.

(SGGP).- Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết tại buổi họp báo về “Thành tựu ghép tạng ở Việt Nam” do Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức tại Hà Nội ngày 25-6. Đến nay, cả nước đã có 15 bệnh viện thực hiện được kỹ thuật ghép tạng và đã ghép thận được 300 trường hợp, 15 trường hợp ghép gan, khoảng 500 trường hợp ghép giác mạc và hơn 50 trường hợp ghép tế bào gốc tạo máu.

Đặc biệt, gần đây, các ca ghép tạng thành công lấy nguồn từ người hiến chết não đã đưa nền y học nước ta lên một tầm cao mới. Phẫu thuật ghép tạng phát triển sẽ thúc đẩy các chuyên ngành khác như hồi sức cấp cứu, huyết học, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, điều trị thải ghép... phát triển. Hơn nữa, từ một người chết não hiến tạng đã cứu sống, chữa bệnh được cho rất nhiều người.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, con số người được ghép tạng tại Việt Nam vẫn còn quá ít so với hàng ngàn người bệnh có nhu cầu ghép gan, thận, tim mỗi năm.

Một trong những nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển của ghép tạng là nguồn cho tạng. Tạng được lấy từ 2 nguồn chính: từ người cho khỏe mạnh (cùng huyết thống) và từ người cho chết não, trong đó nguồn tạng từ người cho chết não là chủ yếu (80% tại các trung tâm ghép tạng trên thế giới). Vì vậy, các chuyên gia y tế đều kêu gọi hiến tạng từ người cho chết não để tạo cơ hội sống cho nhiều người bệnh.  

K.NGUYỄN

Tin cùng chuyên mục