Theo Sở Y tế Hà Nội, trong vài tuần gần đây, số người mắc dịch bệnh SXH trên địa bàn thành phố có chiều hướng giảm dần nhưng tình hình dịch SXH vẫn rất căng thẳng. Đáng lo ngại, lợi dụng dịch SXH đang khiến nhiều người mắc đã xuất hiện một số đối tượng giả danh cán bộ dịch tễ và nhân viên y tế đi tới nhiều nhà dân để mời chào, gạ gẫm việc việc phun thuốc diệt muỗi nhằm thu tiền bất chính.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trước hiện tượng tiêu cực này, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản gửi đến UBND xã, phường phải thường xuyên tuyên truyền tới người dân, nếu có những trường hợp như vậy thì phải hỏi rất kĩ để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác, nếu tự mua thì mua ở nơi có địa chỉ, tem nhãn rõ ràng, bảo đảm chất lượng, không mua trôi nổi trên thị trường. Đồng thời đề nghị lực lượng quản lý thị trường, công an vào cuộc phát hiện nơi bán thuốc giả.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trước hiện tượng tiêu cực này, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản gửi đến UBND xã, phường phải thường xuyên tuyên truyền tới người dân, nếu có những trường hợp như vậy thì phải hỏi rất kĩ để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác, nếu tự mua thì mua ở nơi có địa chỉ, tem nhãn rõ ràng, bảo đảm chất lượng, không mua trôi nổi trên thị trường. Đồng thời đề nghị lực lượng quản lý thị trường, công an vào cuộc phát hiện nơi bán thuốc giả.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội nêu rõ, những khu vực có dịch SXH sẽ được cơ quan y tế chỉ định phun hóa chất diệt muỗi và lực lượng vệ sinh dịch tễ phối hợp với chính quyền xã, phường tổ chức phun hóa chất diệt muỗi hoàn toàn miễn phí.
Bên cạnh đó, một số nơi không có chỉ định của cơ quan y tế nhưng người dân có nhu cầu phun thuốc diệt muỗi thì chỉ những công ty có đủ tư cách pháp nhân đủ điều kiện mới được phép phun thuốc diệt muỗi.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 2.605 trường hợp mắc SXH (giảm 307 trường hợp so với tuần trước). Một số quận, huyện có tỷ lệ mắc cao trong tuần như: Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông... Trong tuần cũng không ghi nhận trường hợp tử vong do SXH.
Từ đầu năm 2017 tới nay, Hà Nội ghi nhận trên 24.260 người mắc SXH, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân đã khỏi bệnh SXH là khoảng 22.176 người và thành phố vẫn còn trên 2.000 bệnh nhân SXH đang điều trị tại các bệnh viện.
Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo, mặc dù số ca mắc SXH ở Hà Nội đã có xu hướng giảm nhưng trước diễn biến thời tiết như hiện nay và thời gian tới, sinh viên các trường nhập học thì nguy cơ dịch SXH vẫn có thể diễn biến phức tạp hơn với số mắc gia tăng.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 2.605 trường hợp mắc SXH (giảm 307 trường hợp so với tuần trước). Một số quận, huyện có tỷ lệ mắc cao trong tuần như: Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông... Trong tuần cũng không ghi nhận trường hợp tử vong do SXH.
Từ đầu năm 2017 tới nay, Hà Nội ghi nhận trên 24.260 người mắc SXH, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân đã khỏi bệnh SXH là khoảng 22.176 người và thành phố vẫn còn trên 2.000 bệnh nhân SXH đang điều trị tại các bệnh viện.
Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo, mặc dù số ca mắc SXH ở Hà Nội đã có xu hướng giảm nhưng trước diễn biến thời tiết như hiện nay và thời gian tới, sinh viên các trường nhập học thì nguy cơ dịch SXH vẫn có thể diễn biến phức tạp hơn với số mắc gia tăng.
Theo Bộ Y tế, cả nước ghi nhận trên 110.000 người mắc SXH, với 26 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số ca mắc SXH tăng gần 50%.