Do cung nhiều hơn cầu nên giá mật ong xuất khẩu năm nay giảm, nhưng điều đáng buồn, giá mật ong Việt Nam lại giảm nhiều nhất, thấp hơn cả giá mật ong Ấn Độ, về gần với mật ong giá rẻ của Trung Quốc. Sản lượng xuất khẩu năm nay cũng giảm mạnh, đến giữa tháng 9-2017 Việt Nam mới xuất khẩu hơn 29.000 tấn (trong đó sang EU 1.500 tấn). Năm 2016 xuất khẩu được 40.100 tấn.
Theo chuyên gia quốc tế Nicolaus Bieger của dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU- Mutrap), EU có nhu cầu tương đương như thị trường Hoa Kỳ, tăng mỗi năm 5% - 5,7%, trong khi đàn ong và số người nuôi ong ở EU giảm dần. Vì vậy, mật ong Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường này, các nhà nhập khẩu cũng đánh giá cao về tiềm năng nguồn mật ong từ Việt Nam. Tuy nhiên, ngành nuôi ong lấy mật Việt Nam cần khắc phục các yêu cầu về chất lượng. Đó là hàm lượng Glycenrine, hàm lượng nấm men và hàm lượng acid trong mật ong còn quá cao. Lý do là mật ong được thu hoạch “chưa chín” nên bị lên men ngoài mong muốn hoặc ngừng lên men. Vì vậy, cải thiện chất lượng là điều cần phải hướng đến, trong đó, quan trọng nhất là cải thiện phương thức nuôi.
Theo chuyên gia quốc tế Nicolaus Bieger của dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU- Mutrap), EU có nhu cầu tương đương như thị trường Hoa Kỳ, tăng mỗi năm 5% - 5,7%, trong khi đàn ong và số người nuôi ong ở EU giảm dần. Vì vậy, mật ong Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường này, các nhà nhập khẩu cũng đánh giá cao về tiềm năng nguồn mật ong từ Việt Nam. Tuy nhiên, ngành nuôi ong lấy mật Việt Nam cần khắc phục các yêu cầu về chất lượng. Đó là hàm lượng Glycenrine, hàm lượng nấm men và hàm lượng acid trong mật ong còn quá cao. Lý do là mật ong được thu hoạch “chưa chín” nên bị lên men ngoài mong muốn hoặc ngừng lên men. Vì vậy, cải thiện chất lượng là điều cần phải hướng đến, trong đó, quan trọng nhất là cải thiện phương thức nuôi.