Gần đây, Nga còn mở rộng hoạt động bán vàng sang các thị trường lớn. Ngân hàng Sberbank CIB, một chi nhánh của ngân hàng lớn nhất nước Nga Sberbank, có kế hoạch tăng gấp đôi lượng vàng bán sang thị trường Ấn Độ, đồng thời tăng lượng bán sang Trung Quốc. Chỉ riêng trong quý 1-2018, Sberbank đã bán cho các đối tác Trung Quốc 14 tấn vàng, cao hơn mức 5 tấn của cả năm 2017. Ngân hàng này dự định điều chỉnh nâng mức dự báo doanh số bán vàng vào thị trường Trung Quốc trong năm 2018 lên cao hơn con số 20 tấn dự báo ban đầu. Sberbank cũng sẽ chuyển 25 - 30 tấn vàng cho Ấn Độ, thị trường thứ 2 thế giới. Trong năm 2017, Sberbank đã bán tổng cộng 10 tấn vàng sang thị trường Ấn Độ.
Số liệu của Gold.org cho thấy, kể từ khi Tổng thống Putin lên cầm quyền, trữ lượng vàng của Nga đã tăng đáng kể, tăng hơn 500% so với mức 343 tấn ở thời điểm chuyển giao quyền lực vào năm 2000. Do nhận thấy rõ về giá trị của vàng trong việc đảm bảo an ninh tài chính và kinh tế đất nước, nhà lãnh đạo nước Nga đã ủng hộ xúc tiến kế hoạch gia tăng trữ lượng vàng. Nước này bắt đầu tăng dự trữ vàng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và trong 10 năm nay, tốc độ mua vàng ngày càng gia tăng. Theo chuyên gia phân tích kim loại quý Matthew Turner tại Macquarie Group ở London (Anh), vàng là loại tài sản độc lập với bất kỳ chính phủ nào. Điều này hấp dẫn nước đang chịu nhiều biện pháp trừng phạt tài chính như Nga. Vàng dự trữ tăng giúp Nga đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, củng cố vị thế đồng ruble và không phụ thuộc vào đồng USD trong bối cảnh quan hệ với Mỹ ngày càng căng thẳng. Bằng cách ngày càng gia tăng việc dự trữ vàng, Nga đang nỗ lực tìm cách đẩy các lệnh trừng phạt của Mỹ càng xa càng tốt. Nếu Nga giữ lượng lớn USD và Mỹ muốn nền kinh tế Nga bị tổn thương thì các biện pháp thao túng tài chính có thể sẽ được sử dụng. Còn với vàng, nếu phát sinh tình trạng khủng hoảng hoặc thiếu dự trữ ngoại tệ, kim loại quý này luôn có thể được đem bán hoặc dùng làm tài sản thế chấp. Điều này khiến kho dự trữ vàng hiện tại đang được xem là chìa khóa phát triển và ổn định kinh tế của Nga.
Thực tế đã cho thấy, dù chịu nhiều sức ép từ giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây, một nước Nga với kế hoạch đa dạng hóa nguồn dự trữ và có những điều chỉnh chính sách kinh tế hợp lý đã trở nên vững vàng hơn trước sức ép ngày càng lớn. Giới phân tích cho rằng việc tăng lượng dự trữ vàng liên tục trong đầu năm 2018, vượt qua cả Trung Quốc đã cho thấy rõ Nga không có ý định dừng lại việc tăng dự trữ vàng.
Ông Anton Tabakh, Giáo sư Đại học Kinh tế quốc gia Nga, nhận định, nếu quan hệ giữa Mỹ và Nga tốt đẹp, thì tốc độ mua vàng của Nga sẽ chậm lại. Tuy nhiên, nếu quan hệ giữa 2 quốc gia ngày càng xấu thì Nga sẽ đẩy mạnh mua vàng để phòng ngừa rủi ro. Dự báo đến năm 2020, dự trữ vàng của Nga sẽ đạt mức trên 2.000 tấn.
Số liệu của Gold.org cho thấy, kể từ khi Tổng thống Putin lên cầm quyền, trữ lượng vàng của Nga đã tăng đáng kể, tăng hơn 500% so với mức 343 tấn ở thời điểm chuyển giao quyền lực vào năm 2000. Do nhận thấy rõ về giá trị của vàng trong việc đảm bảo an ninh tài chính và kinh tế đất nước, nhà lãnh đạo nước Nga đã ủng hộ xúc tiến kế hoạch gia tăng trữ lượng vàng. Nước này bắt đầu tăng dự trữ vàng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và trong 10 năm nay, tốc độ mua vàng ngày càng gia tăng. Theo chuyên gia phân tích kim loại quý Matthew Turner tại Macquarie Group ở London (Anh), vàng là loại tài sản độc lập với bất kỳ chính phủ nào. Điều này hấp dẫn nước đang chịu nhiều biện pháp trừng phạt tài chính như Nga. Vàng dự trữ tăng giúp Nga đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, củng cố vị thế đồng ruble và không phụ thuộc vào đồng USD trong bối cảnh quan hệ với Mỹ ngày càng căng thẳng. Bằng cách ngày càng gia tăng việc dự trữ vàng, Nga đang nỗ lực tìm cách đẩy các lệnh trừng phạt của Mỹ càng xa càng tốt. Nếu Nga giữ lượng lớn USD và Mỹ muốn nền kinh tế Nga bị tổn thương thì các biện pháp thao túng tài chính có thể sẽ được sử dụng. Còn với vàng, nếu phát sinh tình trạng khủng hoảng hoặc thiếu dự trữ ngoại tệ, kim loại quý này luôn có thể được đem bán hoặc dùng làm tài sản thế chấp. Điều này khiến kho dự trữ vàng hiện tại đang được xem là chìa khóa phát triển và ổn định kinh tế của Nga.
Thực tế đã cho thấy, dù chịu nhiều sức ép từ giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây, một nước Nga với kế hoạch đa dạng hóa nguồn dự trữ và có những điều chỉnh chính sách kinh tế hợp lý đã trở nên vững vàng hơn trước sức ép ngày càng lớn. Giới phân tích cho rằng việc tăng lượng dự trữ vàng liên tục trong đầu năm 2018, vượt qua cả Trung Quốc đã cho thấy rõ Nga không có ý định dừng lại việc tăng dự trữ vàng.
Ông Anton Tabakh, Giáo sư Đại học Kinh tế quốc gia Nga, nhận định, nếu quan hệ giữa Mỹ và Nga tốt đẹp, thì tốc độ mua vàng của Nga sẽ chậm lại. Tuy nhiên, nếu quan hệ giữa 2 quốc gia ngày càng xấu thì Nga sẽ đẩy mạnh mua vàng để phòng ngừa rủi ro. Dự báo đến năm 2020, dự trữ vàng của Nga sẽ đạt mức trên 2.000 tấn.