Hà Tĩnh: Cây đa cổ thụ - Cây di tích lịch sử, văn hóa Việt Nam

Chiều 12-11, ông Hồ Xuân Hải, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã trao bằng công nhận Cây di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam cho cây đa cổ thụ trong khuôn viên trụ sở xã Hộ Độ (ảnh). Dự kiến, trong ngày 13-11, chính quyền xã và nhân dân địa phương sẽ tổ chức lễ đón nhận.
Hà Tĩnh: Cây đa cổ thụ - Cây di tích lịch sử, văn hóa Việt Nam

(SGGP).- Chiều 12-11, ông Hồ Xuân Hải, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã trao bằng công nhận Cây di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam cho cây đa cổ thụ trong khuôn viên trụ sở xã Hộ Độ (ảnh). Dự kiến, trong ngày 13-11, chính quyền xã và nhân dân địa phương sẽ tổ chức lễ đón nhận.

Theo nhiều cụ cao tuổi ở xã Hộ Độ, cây đa này còn gọi là cây đa làng Trường Thọ (nay thuộc thôn Yên Thọ, xã Hộ Độ) có tuổi thọ hàng trăm năm, chiều cao khoảng 15m, tán rộng khoảng 20m, đường kính gốc tính cả phần rễ khoảng 3m, đường kính gốc trong không tính phần rễ 2m.

Vào cuối thế kỷ XVIII thời hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX thời nhà Nguyễn, tại vùng đất Hộ Độ có 3 vị tướng của dòng họ Nguyễn có đóng góp công lớn trong việc trấn ải vùng Cửa Sót và dòng sông Hạ Hoàng, đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi. Sau khi 3 vị tướng này qua đời đã được vua Khải Định sắc phong “Quang Y Dực Bảo Trung Hưng Hoàng Thượng Đẳng Thần” và là vị Thành Hoàng của làng. Dân trong vùng đã lập đền thờ 3 vị Thành Hoàng này (gọi là đền thờ Tam Lang) cùng với 2 cây đa cổ thụ trồng ở trước cổng đền. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, trước đền thờ Tam Lang chỉ còn lưu giữ lại được 1 cây đa cho đến ngày nay.

DƯƠNG QUANG

Tin cùng chuyên mục