Hai dự án lạ ở Khu Công nghệ cao

Gần đây, Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) “xuất hiện” hai dự án khá lạ so với các dự án đầu tư vào khu này trước đây. Đó là: Công ty cổ phần Công viên Sài Gòn Silicon với việc xây dựng dự án Saigon Silicon City; Tập đoàn Allied Telesis (Nhật Bản) cùng Công ty Quantus Corporation (Hoa Kỳ) ký kết ghi nhớ đầu tư xây dựng dự án Bệnh viện Công nghệ cao.
Hai dự án lạ ở Khu Công nghệ cao

Gần đây, Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) “xuất hiện” hai dự án khá lạ so với các dự án đầu tư vào khu này trước đây. Đó là: Công ty cổ phần Công viên Sài Gòn Silicon với việc xây dựng dự án Saigon Silicon City; Tập đoàn Allied Telesis (Nhật Bản) cùng Công ty Quantus Corporation (Hoa Kỳ) ký kết ghi nhớ đầu tư xây dựng dự án Bệnh viện Công nghệ cao.

Tòa nhà Saigon Silicon City Center đã được khởi công xây dựng tại SHTP vào cuối tháng 8-2016, là một hạng mục thành phần thuộc dự án Xây dựng và Phát triển Khu Sài Gòn Silicon City tọa lạc tại SHTP, theo mô hình khu công nghệ Silicon Valley (Mỹ).

Tòa nhà Saigon Silicon City Center đã được khởi công xây dựng tại SHTP vào cuối tháng 8-2016

Cụ thể, Saigon Silicon City Center là tòa nhà trung tâm, chuyên tập trung vào  nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ cao, hoạt động khởi nghiệp, được xây dựng trên khuôn viên 11.368m2 với tổng đầu tư 480 tỷ đồng, được xem như là “trái tim” cho hoạt động sau này khi toàn bộ khu Saigon Silicon City đi vào hoạt động. Trong khi đó, dự án “mẹ” Saigon Silicon City đã được động thổ từ ngày 10-11-2015, xây dựng trên diện tích 52ha, tổng vốn đầu tư hơn 858 tỷ đồng, với mục tiêu đạt 32.250 tỷ đồng khi dự án được lấp đầy cùng 24 doanh nghiệp đầu tư vào đây…

Điều lạ của dự án Saigon Silicon City nằm ở chỗ Saigon Silicon City Center còn có nhiệm vụ xây dựng nhà xưởng và thu hút 24 nhà đầu tư dự án khác xoay quanh, trong khi từ trước đến nay, đây vốn là nhiệm vụ của SHTP. Lý giải việc này, ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý SHTP, cho rằng: Đây là một mô hình thu hút đầu tư, Công ty cổ phần Công viên Sài Gòn Silicon kêu gọi đầu tư nhưng doanh nghiệp đó có được chấp thuận đầu tư vào SHTP hay không đều phải qua sự thẩm định của khu, phải phù hợp với mục tiêu phát triển công nghệ cao của TP.  
  
Còn với dự án Bệnh viện Công nghệ cao tại SHTP, Tập đoàn Allied Telesis (Nhật Bản) và Công ty Quantus Corporation (Mỹ) đã ký kết ghi nhớ với UBND TPHCM để đầu tư xây dựng dự án này tại SHTP. Theo đó, tập đoàn này sẽ đầu tư xây dựng Khu Bệnh viện Công nghệ cao kèm theo khu nghiên cứu sự sống, trung tâm lưu trú chuẩn quốc tế và cả khu trung tâm thương mại. Tổng đầu tư cho dự án này là 500 triệu USD, trong đó 250 triệu USD cho xây dựng và còn lại là đầu tư thiết bị; dự kiến tháng 7-2018 sẽ khởi công xây dựng, tháng 7-2019 sẽ hoàn thành.

Theo như ký kết ghi nhớ, bệnh viện này sẽ điều trị y tế với các thiết bị và trang bị hiện đại như liệu pháp proton và thiết bị laser ứng dụng tia gamma tại trung tâm điều trị ung thư; áp dụng công nghệ hiện đại nhất trong phẫu thuật thần kinh; sử dụng trực thăng trong hỗ trợ vận chuyển bệnh nhân; cơ sở tế bào gốc trong chăm sóc tim mạch và phẫu thuật chỉnh hình… nên được xem là yếu tố công nghệ cao khi được xây dựng ở SHTP.

Về điều lạ của dự án này là có cả khu nghỉ ngơi như khách sạn 5 sao và cả khu thương mại mua sắm, ông Lê Hoài Quốc giải thích: “Đây là mô hình đang rất thành công ở Nhật Bản và nó là mô hình khép kín, mang lại sự tiện nghi, thoải mái nhất cho người đến khám chữa bệnh tại đây”.

Hai dự án trên đúng là có lạ so với các dự án khác đã đầu tư vào SHTP trong thời gian qua, và để biết các dự án có thực sự hiệu quả và thành công hay không thì còn phải chờ thời gian, sau khi hoàn thiện và đi vào hoạt động.

BÁ TÂN

Tin cùng chuyên mục