Theo thông báo kết luận số 196 ngày 27-6 của ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tại buổi kiểm tra khu vực nuôi hải sâm thí điểm của huyện Mộ Đức và huyện Đức Phổ, sau khi kiểm tra thực tế, nhận thấy hải sâm nuôi thử nghiệm đang phát triển tốt.
Khu vực thả giống nuôi hải sâm thí điểm được thực hiện tại đầm nước mặn Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ do Công ty TNHH Hải sâm Việt Nam hỗ trợ giống và kỹ thuật với diện tích gần 2ha, số lượng thả 15.000 con, thời gian nuôi 8-10 tháng, dự kiến thu nhập 200-300 triệu/ha.
Khu vực thả giống nuôi hải sâm thí điểm được thực hiện tại đầm nước mặn Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ do Công ty TNHH Hải sâm Việt Nam hỗ trợ giống và kỹ thuật với diện tích gần 2ha, số lượng thả 15.000 con, thời gian nuôi 8-10 tháng, dự kiến thu nhập 200-300 triệu/ha.

Để việc nuôi hải sâm thử nghiệm có hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở NN-PTNT chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống tỉnh tiếp tục phối hợp chính quyền địa phương, công ty TNHH Hải sâm Việt Nam theo dõi mô hình nuôi hải sâm thử nghiệm, tổng kết, đánh giá mô hình, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định nhân rộng. Công ty TNHH Hải sâm Việt Nam xây dựng Dự án nuôi hải sâm theo hướng liên kết 4 nhà: Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà đầu tư. Sở NN-PTNT tỉnh làm việc với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III chuyển giao con giống hải sâm cho Trung tâm giống tỉnh để chủ động nguồn giống.
Tại kết luận, liên quan đến đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nuôi hải sâm. UBND tỉnh cho rằng, tạm thời chưa xem xét, quyết định việc này. Trước mắt nếu nhân dân vùng muối đồng thuận và được UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ thống nhất thì UBND tỉnh chỉ thống nhất cho thử nghiệm ở một vài địa điểm làm muối kém hiệu quả (tập trung ở đầm nước mặn).

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng phê duyệt phương án triển khai Dự án nuôi hải sâm đơn và hải sâm ghép với ốc hương thương phẩm trong ao do Trung tâm Khuyến nông thực hiện, địa điểm tại huyện Mộ Đức và Đức Phổ trong năm 2018.
Cụ thể, mô hình nuôi ghép hải sâm với ốc hương thương phẩm triển khai tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức với quy mô 11.000m², 6 đến 7 hộ tham gia và tại xã Đức Minh, huyện Mộ Đức với quy mô 4.000m², 2 đến 3 hộ tham gia; mô hình nuôi đơn hải sâm thương phẩm tại huyện Đức Phổ với quy mô 8.000m², 3 đến 4 hộ tham gia.
Các tin, bài viết khác
-
Hành tím mất giá kỷ lục, người trồng hành lao đao
-
Diện tích cây công nghệ sinh học ở Việt Nam tăng 26 lần
-
Ngư dân trúng đậm hàng tấn cá chim vây vàng
-
Cùng ngư dân tìm giải pháp gỡ thẻ vàng EC
-
Nâng tầm gạo miền Tây
-
Lai tạo ra “hậu duệ” giống lúa Huyết Rồng vùng ĐBSCL
-
Đông Nam bộ mất mùa điều
-
Đưa trái cây đặc sản Sơn La lên “sàn”
-
Bàn cách giảm chi phí cho nông sản ĐBSCL
-
Mỏi mòn tìm đặc sản nông nghiệp bản địa