Theo Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam, dự báo xâm nhập mặn lớn nhất mùa khô năm nay vào cuối tháng 2 đến tháng 3. Để đề phòng các rủi ro do hạn, mặn gây ra, các địa phương cần chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó, chủ động tích nước cho sinh hoạt và cây trồng cạn...
Những ngày qua, mưa đã xuất hiện ở ĐBSCL và mùa hạn mặn năm 2021-2022 dần khép lại, không gây thiệt hại đáng kể cho nông dân như đã từng xảy ra. Ngoài yếu tố khách quan là hạn mặn năm nay không gay gắt, thì sự chuẩn bị ứng phó với các biện pháp đồng bộ đã mang lại hiệu quả cao.
Trong 2 tuần cuối tháng 3-2022, ở ĐBSCL liên tiếp xuất hiện nhiều trận mưa lớn. Các nhà khoa học cho rằng, đây là những trận mưa báo hiệu cho việc chuyển mùa. Cùng lúc, nguồn nước trên sông Mê Công được cải thiện do các đập thủy điện trên dòng bắt đầu xả nước.
Rút kinh nghiệm từ những đợt hạn mặn gay gắt trước đây, năm nay, người dân các tỉnh ĐBSCL đã chủ động từ rất sớm trong việc làm ao hồ trữ nước ngọt, nhằm ứng phó khi mặn xâm nhập bất ngờ, tránh nguy cơ bị thiệt hại sản xuất.
UBND tỉnh Tiền Giang vừa phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nạo vét kênh, rạch để trữ nước ngọt phòng, chống hạn mặn do Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư.
Giá phân bón tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa. Cùng với đó, nỗi lo hạn mặn trong vụ lúa đông xuân 2021-2022 vẫn treo lơ lửng.
Tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang bị suy thoái về số lượng lẫn chất lượng do khai thác chưa hợp lý cùng với những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhiều chuyên gia cho rằng, các giải pháp đưa ra để bảo vệ tài nguyên nước ở ĐBSCL cần phải thuận tự nhiên, phù hợp điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên.
Vừa qua, tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phối hợp với UBND và Đoàn thể các cấp tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ Phát động “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh và tham gia “VRACE 2021 - cùng miền Tây vượt hạn mặn”…
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thuỷ văn quốc gia, tại khu vực Tây Nguyên và Nam bộ, từ ngày mai 10-4 đến 16-4, trạng thái thời tiết phổ biến là ngày trời nắng, có nơi có nắng nóng, chiều tối có mưa dông cục bộ, riêng Nam bộ chiều tối 12-4 có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
Tổng cục Thủy lợi cảnh báo, với mức độ xâm nhập mặn như dự báo trong tháng 3, tháng 4-2021, cần đề phòng khả năng gây thiếu nước cho khoảng 40.000ha cây ăn trái ở ĐBSCL.
Ngày 21-3, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin, ngày hôm nay, chỉ số tia cực tím (UV) cực đại tại khu vực miền Trung và miền Nam, ở ngưỡng có nguy cơ gây hại rất cao.
Ngày 16-3, theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, những ngày qua mực nước tại trạm Tân Châu và Châu Đốc có xu thế giảm khoảng 0,12m và biến đổi theo triều; tình hình mưa trên đồng bằng hầu như không xuất hiện.
Ngày 15-3, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NN-PTNT) cho biết, vừa phối hợp cùng Công ty cổ phần Lilama 10 và các đơn vị liên quan, tiến hành lắp đặt thành công cửa van đầu tiên công trình cống Cái Lớn (thuộc dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang).
Việc áp giá nước ngọt mới, cần có sự tham gia chặt chẽ giữa UBND các huyện, thành phố và các nhà máy nước để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, khách quan.
Sau đợt hạn mặn lịch sử vừa qua, có gần 70% vườn cây sầu riêng ở Tiền Giang bị thiệt hại; trong đó có khoảng 5.000 ha bị chết trắng, hoặc giảm năng suất trên 60%. Do đó, hiện nay đã vào vụ nhưng trái sầu riêng có giá cao ở mức kỷ lục.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cùng lãnh đạo chính quyền địa phương và nhà tài trợ đã trao tặng 2.000 bồn chứa nước, mỗi bồn chứa 500 lít nhằm hỗ trợ khắc phục hạn mặn cho người dân tỉnh Bến Tre.
PGS.TS Lê Anh Tuấn (Trường ĐH Cần Thơ) cảnh báo: "Cùng với việc các nước thượng nguồn xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên dòng Mê Công tạo ra mối lo ngại: suy giảm phù sa, sụp lún đồng bằng, sạt lở bờ sông, bờ biển; gia tăng xâm nhập mặn, hạn hán nghiêm trọng hơn… Những tác động này kéo theo hệ lụy như: Rối loạn hệ thống sinh thái, phù sa không còn bồi đắp, suy thoái đất, sản xuất nông nghiệp giảm năng suất, ô nhiễm, tù đọng…".
Năm 2020 liên tục xảy ra thiên tai như mưa đá ở miền Bắc; bão lũ, sạt lở đất khốc liệt ở miền Trung; hạn mặn, ngập lụt cục bộ và thời tiết cực đoan ở Nam bộ… Từ hạn mặn khốc liệt quay sang ngập lụt, thời tiết cực đoan hơn; nắng nóng, mưa lũ thường xuyên hơn là do biến đổi khí hậu (BĐKH) hay nguyên nhân nào khác?