Song song đó, hiện nay mô hình bán lẻ hiện đại không phải là kênh tiêu thụ duy nhất và hiệu quả nhất cho tất cả nhóm ngành sản phẩm nội địa. Điều quan trọng là doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh cần quan tâm đúng mức đối với việc chọn lựa kênh phân phối phù hợp cho sản phẩm.
Theo một số chuyên gia ngành bán lẻ, quan điểm tiếp cận các hệ thống phân phối, kênh bán lẻ hiện đại “rất khó” thực ra không hẳn chính xác. Bởi hàng ngày, hàng giờ bộ phận thu mua của nhiều trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị luôn phải đi tìm nguồn hàng mới để phục vụ khách hàng tốt hơn. Thậm chí, nhiều nhà bán lẻ ngoại không chỉ đưa ra định hướng ưu tiên chọn hàng đặc sản, hàng nội địa mà còn tận tụy hỗ trợ những đơn vị sản xuất kinh doanh tiềm năng cải thiện sản phẩm để đáp ứng những yêu cầu đưa hàng vào hệ thống phân phối, kênh bán lẻ hiện đại.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Marketing của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), khẳng định đơn vị sản xuất kinh doanh hay nhà cung cấp, phân phối chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn cũng như có sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng của siêu thị thì sản phẩm sẽ được lên kệ kênh bán lẻ hiện đại mà không gặp bất cứ rào cản nào. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế của quá trình thu mua cho thấy, số lượng doanh nghiệp, đơn vị sản suất kinh doanh đến chào hàng không thiếu nhưng lại thiếu sản phẩm mới, có ưu điểm đột phá, sự nổi bật riêng. Bên cạnh đó, mặc dù tiếp cận với nhiều nhà cung cấp, phân phối khác nhau nhưng danh mục nguồn hàng Saigon Co.op thu về thì đa số sản phẩm đều tương đồng, không có sự khác biệt lớn hoặc những sản phẩm như vậy đã được lên kệ siêu thị trong nhiều năm nay.
Khảo sát trên thị trường, các nhà bán lẻ nội cũng như ngoại tại Việt Nam không ngừng nỗ lực mở rộng hệ thống của mình để đến gần với người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, sự hạn chế về mặt bằng, chi phí đầu tư... là yếu tố cản trở khiến tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi... không phải tất cả mặt hàng nào trên thị trường cũng dễ dàng lên kệ. Thêm nữa, các nhà bán lẻ thường rất chú trọng tính ổn định về chất lượng sản phẩm, năng lực nhà cung cấp về số lượng và doanh số bán hàng. Do đó, nếu doanh nghiệp mới chào hàng những sản phẩm đã được kinh doanh tại hệ thống phân phối, kênh bán lẻ thì đương nhiên dễ bị nhà bán lẻ “từ chối”.
Đánh giá về việc đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối, kênh bán lẻ hiện đại, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn FOOD, cho rằng việc đưa hàng vào các hệ thống siêu thị và duy trì phát triển kinh doanh đối với Sài Gòn FOOD không gặp nhiều khó khăn, do công ty chủ động kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa ngay từ khâu sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số hệ thống phân phối, kênh bán lẻ hiện đại, vấn đề doanh nghiệp quan ngại nhất vẫn là mức chiết khấu và rất nhiều loại phí nên lợi nhuận của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút đáng kể khi đưa hàng vào đây.
Tương tự, một số doanh nghiệp cho hay, các quy định về chiết khấu thường được nhiều nhà bán lẻ xem xét theo nhóm hàng và doanh số bán hàng; đồng thời, chi phí này được sử dụng cho công tác trưng bày, quảng bá sản phẩm tại điểm bán và các hoạt động tiếp thị bên ngoài nhằm thu hút người tiêu dùng. So với bán hàng ở các kênh truyền thống như chợ không tốn chi phí, thì khi đưa hàng vào hệ thống phân phối, kênh bán lẻ hiện đại, doanh nghiệp phải chi trả các khoản về quảng bá, in ấn catalogue, marketing... để hỗ trợ tối đa cho việc bán hàng hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, hàng hóa nội địa phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập nên doanh nghiệp càng chịu nhiều áp lực và thách thức về chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường, mức chiết khấu cao... Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TPHCM, cho rằng các đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nghiên cứu, khảo sát thị trường để chọn lựa kênh phân phối phù hợp với sản phẩm. Trong đó, các loại hình bán lẻ truyền thống vẫn giữ sức chi phối chính của thị trường bán lẻ Việt Nam chứ không phải hoàn toàn là kênh phân phối hiện đại như siêu thị hay trung tâm thương mại. Vì vậy, để công tác bán hàng hiệu quả, cũng như có thể từng bước khẳng định thương hiệu, bên cạnh công tác liên tục cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp đơn vị sản xuất kinh doanh tùy theo quy mô sản xuất, năng lực cung ứng và chủng loại hàng hóa có thể chọn kênh phân phối và phạm vi phân phối phù hợp.
Theo một số chuyên gia ngành bán lẻ, quan điểm tiếp cận các hệ thống phân phối, kênh bán lẻ hiện đại “rất khó” thực ra không hẳn chính xác. Bởi hàng ngày, hàng giờ bộ phận thu mua của nhiều trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị luôn phải đi tìm nguồn hàng mới để phục vụ khách hàng tốt hơn. Thậm chí, nhiều nhà bán lẻ ngoại không chỉ đưa ra định hướng ưu tiên chọn hàng đặc sản, hàng nội địa mà còn tận tụy hỗ trợ những đơn vị sản xuất kinh doanh tiềm năng cải thiện sản phẩm để đáp ứng những yêu cầu đưa hàng vào hệ thống phân phối, kênh bán lẻ hiện đại.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Marketing của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), khẳng định đơn vị sản xuất kinh doanh hay nhà cung cấp, phân phối chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn cũng như có sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng của siêu thị thì sản phẩm sẽ được lên kệ kênh bán lẻ hiện đại mà không gặp bất cứ rào cản nào. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế của quá trình thu mua cho thấy, số lượng doanh nghiệp, đơn vị sản suất kinh doanh đến chào hàng không thiếu nhưng lại thiếu sản phẩm mới, có ưu điểm đột phá, sự nổi bật riêng. Bên cạnh đó, mặc dù tiếp cận với nhiều nhà cung cấp, phân phối khác nhau nhưng danh mục nguồn hàng Saigon Co.op thu về thì đa số sản phẩm đều tương đồng, không có sự khác biệt lớn hoặc những sản phẩm như vậy đã được lên kệ siêu thị trong nhiều năm nay.
Khảo sát trên thị trường, các nhà bán lẻ nội cũng như ngoại tại Việt Nam không ngừng nỗ lực mở rộng hệ thống của mình để đến gần với người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, sự hạn chế về mặt bằng, chi phí đầu tư... là yếu tố cản trở khiến tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi... không phải tất cả mặt hàng nào trên thị trường cũng dễ dàng lên kệ. Thêm nữa, các nhà bán lẻ thường rất chú trọng tính ổn định về chất lượng sản phẩm, năng lực nhà cung cấp về số lượng và doanh số bán hàng. Do đó, nếu doanh nghiệp mới chào hàng những sản phẩm đã được kinh doanh tại hệ thống phân phối, kênh bán lẻ thì đương nhiên dễ bị nhà bán lẻ “từ chối”.
Đánh giá về việc đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối, kênh bán lẻ hiện đại, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn FOOD, cho rằng việc đưa hàng vào các hệ thống siêu thị và duy trì phát triển kinh doanh đối với Sài Gòn FOOD không gặp nhiều khó khăn, do công ty chủ động kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa ngay từ khâu sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số hệ thống phân phối, kênh bán lẻ hiện đại, vấn đề doanh nghiệp quan ngại nhất vẫn là mức chiết khấu và rất nhiều loại phí nên lợi nhuận của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút đáng kể khi đưa hàng vào đây.
Tương tự, một số doanh nghiệp cho hay, các quy định về chiết khấu thường được nhiều nhà bán lẻ xem xét theo nhóm hàng và doanh số bán hàng; đồng thời, chi phí này được sử dụng cho công tác trưng bày, quảng bá sản phẩm tại điểm bán và các hoạt động tiếp thị bên ngoài nhằm thu hút người tiêu dùng. So với bán hàng ở các kênh truyền thống như chợ không tốn chi phí, thì khi đưa hàng vào hệ thống phân phối, kênh bán lẻ hiện đại, doanh nghiệp phải chi trả các khoản về quảng bá, in ấn catalogue, marketing... để hỗ trợ tối đa cho việc bán hàng hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, hàng hóa nội địa phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập nên doanh nghiệp càng chịu nhiều áp lực và thách thức về chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường, mức chiết khấu cao... Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TPHCM, cho rằng các đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nghiên cứu, khảo sát thị trường để chọn lựa kênh phân phối phù hợp với sản phẩm. Trong đó, các loại hình bán lẻ truyền thống vẫn giữ sức chi phối chính của thị trường bán lẻ Việt Nam chứ không phải hoàn toàn là kênh phân phối hiện đại như siêu thị hay trung tâm thương mại. Vì vậy, để công tác bán hàng hiệu quả, cũng như có thể từng bước khẳng định thương hiệu, bên cạnh công tác liên tục cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp đơn vị sản xuất kinh doanh tùy theo quy mô sản xuất, năng lực cung ứng và chủng loại hàng hóa có thể chọn kênh phân phối và phạm vi phân phối phù hợp.