Hát sắc bùa Phú Lễ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện vừa ban hành Quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 17.
Hát sắc bùa Phú Lễ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(SGGP).- Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện vừa ban hành Quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 17.

Theo đó, có 11 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận và đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghệ thuật trình diễn dân gian Hát sắc bùa Phú Lễ (xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

Hát sắc bùa Phú Lễ

Cùng được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này còn có: Hạn Khuống của người Thái (tỉnh Yên Bái, loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian); tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ ở Phú Thọ; lễ Tịch điền ở Hà Nam (tập quán xã hội và tín ngưỡng); lễ hội đền Trần Thương và hội vật Liễu Đôi ở Hà Nam; lễ hội Bổ Đà ở Bắc Giang; lễ hội Chùa Keo ở Thái Bình; lễ hội đền Đuổm ở Thái Nguyên; lễ hội đền Hạ, đền Thượng và đền Ỷ La ở Tuyên Quang (loại hình lễ hội truyền thống); tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer ở An Giang (loại hình tri thức dân gian).

Theo thống kê, đến nay cả nước có tổng số 202 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được công nhận.


MINH AN

Tin cùng chuyên mục