Hình ảnh công nhân trong văn học

Những thập niên 50-60 của thế kỷ trước được xem như thời hoàng kim của hình ảnh người công nhân trong các tác phẩm văn học. Hàng loạt những tên tuổi lớn trong mảng sáng tác đề tài công nhân xuất hiện như Tùng Điển, Tạ Vũ, Lý Biên Cương, Võ Huy Tâm, Thanh Tùng, Xuân Cang, Võ Khắc Nghiêm, Huy Phương, Lê Minh… từ những tác phẩm văn học của họ, địa danh nhiều khu công nghiệp như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng… đã trở nên quen thuộc với bạn đọc cả nước. Hình ảnh người công nhân trở nên thân quen, gần gũi, phản ảnh một thế hệ người lao động của đất nước thời kỳ đó.

Những thập niên 50-60 của thế kỷ trước được xem như thời hoàng kim của hình ảnh người công nhân trong các tác phẩm văn học. Hàng loạt những tên tuổi lớn trong mảng sáng tác đề tài công nhân xuất hiện như Tùng Điển, Tạ Vũ, Lý Biên Cương, Võ Huy Tâm, Thanh Tùng, Xuân Cang, Võ Khắc Nghiêm, Huy Phương, Lê Minh… từ những tác phẩm văn học của họ, địa danh nhiều khu công nghiệp như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng… đã trở nên quen thuộc với bạn đọc cả nước. Hình ảnh người công nhân trở nên thân quen, gần gũi, phản ảnh một thế hệ người lao động của đất nước thời kỳ đó.

Sau những năm tháng chiến tranh, khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển, số lượng cũng như vai trò của người công nhân lao động ngày một tăng lên. Hình thức lao động có nhiều thay đổi phát triển so với ngày trước. Thế nhưng, trong lĩnh vực văn học, hình ảnh người công nhân hiện nay lại càng mờ nhạt.

Để lý giải tình trạng này, người ta nhìn vào thành công của quá khứ. Các tác phẩm văn học về đề tài công nhân ngày ấy đều được đánh giá đậm tính thời sự, những vấn đề nóng của công nhân, những trăn trở, niềm vui, nỗi buồn của họ đều được khắc họa chi tiết, chân thật. Để có được điều này, các nhà văn không chỉ phải cùng ăn, cùng sống mà còn cùng làm việc với người công nhân ở các nhà máy. Như nhà văn Võ Huy Tâm lăn lộn làm việc tại vùng mỏ Quảng Ninh; nhà thơ Thanh Tùng làm thợ đóng tàu Hải Phòng; Xuân Cang, Lê Minh lăn lộn tại khu gang thép Thái Nguyên từ ngày đầu thành lập; Chu Hồng Hải lái tàu… Họ sống và nhập tâm đến nỗi, khi cầm bút dù không chủ tâm nhưng sự trải nghiệm cứ tràn ra.

Còn hiện nay, sáng tác về đề tài công nhân chỉ còn sót lại những “người cũ” như Ma Văn Kháng, Võ Khắc Nghiêm, Lê Thành Chơn… Trong khi đó, với các cây bút trẻ thì hầu như đều xa lạ. Việc xa lạ này được lý giải khá đơn giản, đó là vì họ không sống, không hòa chung nhịp thở với người công nhân hôm nay. Thi thoảng mới được tiếp cận qua những chuyến thăm quan thực tế do các Hội chuyên ngành tổ chức như Hội Nhà văn TP vừa làm.

Nhà văn không thể sáng tác nhất là sáng tác những tác phẩm hay về điều họ không am hiểu, đó là một trong những nguyên nhân khiến các cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân hiện nay cứ chật vật tìm kiếm tác phẩm, có những cuộc thi mà thời gian tổ chức phải tính bằng 5-10 năm chỉ vì thiếu tác phẩm.

Là giai cấp tiên phong của xã hội, việc thiếu vắng hình bóng người công nhân trong văn học là một thiếu sót lớn, một sự mất cân đối nghiêm trọng trong đời sống nghệ thuật. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có một hình thức khuyến khích, đầu tư  nào trong việc sáng tác về đội ngũ công nhân.

Tường Vân

Tin cùng chuyên mục