Sàng lọc đầu vào
Thông tin từ giới tiểu thương cho biết, các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm bày bán tại các chợ truyền thống nói trên đều được sàng lọc kỹ về mẫu mã, mức độ an toàn, chất lượng sản phẩm… Qua đó, giúp người tiêu dùng, bạn hàng xa gần yên tâm sử dụng. Ví dụ, các loại trái cây tươi xuất xứ trong nước, trái cây nhập khẩu, thịt, trứng gia cầm… được lựa chọn rất kỹ. Riêng đối với mặt hàng thực phẩm, để “lọc” đầu vào, ban quản lý chợ còn đi thêm bước nữa đó là dùng phương pháp test nhanh, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu, một số chất độc hại dễ phát hiện để nhanh chóng đưa ra cảnh báo kịp thời. Điều này đang được thực hiện thường xuyên tại chợ Bến Thành.
Chị Lê Thị Thu Bích, tiểu thương chuyên kinh doanh mặt hàng trái cây ở chợ Bến Thành, cho rằng việc kinh doanh tại chợ Bến Thành nói riêng và các chợ truyền thống khác nói chung hiện đang chịu tác động gay gắt từ thị trường, mức độ cạnh tranh rất khốc liệt. Nếu tiểu thương không chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, tuyển hàng đẹp, an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc… thì người tiêu dùng sẽ bỏ rơi mình ngay. Cùng chung nhận định này, chị Minh Trang, tiểu thương ngành hàng quần áo tại chợ An Đông, tâm sự: “Chỉ còn vài tháng nữa bước sang năm mới. Nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao nên bà con tiểu thương cũng lên kế hoạch chuẩn bị hàng hóa mùa tết 2018. Các mặt hàng may mặc, thời trang buôn bán ở chợ An Đông lâu nay được bạn hàng từ khắp các tỉnh, thành phía Nam đặt rất nhiều nên giá cả và mẫu mã luôn được chú trọng”.
Theo ban quản lý một số chợ truyền thống như Bến Thành, An Đông, Tân Bình…, các hộ kinh doanh đều cam kết buôn bán hàng hóa đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đúng giá niêm yết… Thêm nữa, tùy đặc thù từng chợ mà ban quản lý sẽ có các quy định cụ thể. Theo ông Lê Quang Thiện, Trưởng ban Quản lý chợ Bến Thành, tại đây hầu hết hộ kinh doanh đều đăng ký tham gia phong trào “Người kinh doanh mới” bán hàng hóa đúng chất lượng, xuất xứ, thái độ kinh doanh văn minh, lịch sự… 100% gian hàng kinh doanh thịt heo ở chợ theo “Mô hình thí điểm chợ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”. Nguồn cung cấp thịt đều do Vissan và 2 chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn cung cấp; sản phẩm trứng gia cầm do các công ty trong nước như Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt, CP cung ứng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất được nguồn gốc. Song song đó, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi mua các sản phẩm rau củ quả, thực phẩm tại chợ, Ban Quản lý chợ Bến Thành cũng thường xuyên kiểm tra (hơn 730 lượt từ đầu năm đến nay) bằng phương pháp test nhanh, qua đó phát hiện 13 trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đặc sản xuất ngoại
Điểm qua một số chợ truyền thống nêu trên, dễ thấy phần lớn đây cũng là các điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt khách nước ngoài. Nhắc tới quận 1, du khách thường nhớ ngay tới chợ Bến Thành, còn quận 5 có chợ An Đông, quận 6 có chợ Bình Tây… Điều này cũng được thể hiện thông qua tour của hầu hết các thương hiệu lữ hành khi đưa khách tham quan TPHCM. Vậy khi tới tham quan, du khách sẽ tranh thủ mua sắm những gì? Theo chị Ngọc Lam, chuyên kinh doanh hàng đặc sản ở chợ Bến Thành, du khách rất thích các sản phẩm được làm từ trái cây thuần Việt như mứt xoài, long nhãn (cùi nhãn) sấy, chuối, hồng Đà Lạt… Có những vị khách đặt mua hàng chục ký để mang về nước (Australia, Mỹ, Canada…) sử dụng hoặc làm quà biếu. Bên cạnh đó, nhiều Việt kiều khi về thăm quê cũng thường ghé chợ chọn mua quà tặng người thân.
Ngoài ra, quần áo, vải, đồ thủ công mỹ nghệ… cũng được khách quốc tế quan tâm tìm hiểu, mua làm quà tặng đem về nước. Đáng chú ý, tại chợ Bến Thành cũng như các chợ truyền thống khác trên địa bàn TPHCM gồm Bình Tây, Tân Bình, An Đông… du khách thích chọn mua vải cuộn để may đồ. Trong số này, đối tượng khách hàng đến từ Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, châu Âu… mua khá nhiều. Chị Lan Ngọc, tiểu thương chợ Tân Bình, cho biết nhiều du khách chọn may vài bộ, có khách may cả chục bộ (thông qua các khách sạn giới thiệu điểm may đo) để mặc khi đi du lịch.
Theo Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Võ Thị Dung, các chợ truyền thống nói chung và chợ Bến Thành nói riêng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bà con kinh doanh hiểu hơn về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trên thực tế, các chợ truyền thống, trong đó có chợ Bến Thành, không chỉ là nơi kinh doanh thuần túy mà còn là điểm thu hút du khách, quảng bá du lịch của TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung ra với bạn bè thế giới. Do vậy, việc đảm bảo đầu vào, cung cấp các sản phẩm đúng chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ… đến tay người tiêu dùng nhằm giữ uy tín, thương hiệu của chợ; thúc đẩy việc kinh doanh tại chợ truyền thống phát triển là điều cực kỳ quan trọng.
Thông tin từ giới tiểu thương cho biết, các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm bày bán tại các chợ truyền thống nói trên đều được sàng lọc kỹ về mẫu mã, mức độ an toàn, chất lượng sản phẩm… Qua đó, giúp người tiêu dùng, bạn hàng xa gần yên tâm sử dụng. Ví dụ, các loại trái cây tươi xuất xứ trong nước, trái cây nhập khẩu, thịt, trứng gia cầm… được lựa chọn rất kỹ. Riêng đối với mặt hàng thực phẩm, để “lọc” đầu vào, ban quản lý chợ còn đi thêm bước nữa đó là dùng phương pháp test nhanh, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu, một số chất độc hại dễ phát hiện để nhanh chóng đưa ra cảnh báo kịp thời. Điều này đang được thực hiện thường xuyên tại chợ Bến Thành.
Chị Lê Thị Thu Bích, tiểu thương chuyên kinh doanh mặt hàng trái cây ở chợ Bến Thành, cho rằng việc kinh doanh tại chợ Bến Thành nói riêng và các chợ truyền thống khác nói chung hiện đang chịu tác động gay gắt từ thị trường, mức độ cạnh tranh rất khốc liệt. Nếu tiểu thương không chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, tuyển hàng đẹp, an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc… thì người tiêu dùng sẽ bỏ rơi mình ngay. Cùng chung nhận định này, chị Minh Trang, tiểu thương ngành hàng quần áo tại chợ An Đông, tâm sự: “Chỉ còn vài tháng nữa bước sang năm mới. Nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao nên bà con tiểu thương cũng lên kế hoạch chuẩn bị hàng hóa mùa tết 2018. Các mặt hàng may mặc, thời trang buôn bán ở chợ An Đông lâu nay được bạn hàng từ khắp các tỉnh, thành phía Nam đặt rất nhiều nên giá cả và mẫu mã luôn được chú trọng”.
Theo ban quản lý một số chợ truyền thống như Bến Thành, An Đông, Tân Bình…, các hộ kinh doanh đều cam kết buôn bán hàng hóa đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đúng giá niêm yết… Thêm nữa, tùy đặc thù từng chợ mà ban quản lý sẽ có các quy định cụ thể. Theo ông Lê Quang Thiện, Trưởng ban Quản lý chợ Bến Thành, tại đây hầu hết hộ kinh doanh đều đăng ký tham gia phong trào “Người kinh doanh mới” bán hàng hóa đúng chất lượng, xuất xứ, thái độ kinh doanh văn minh, lịch sự… 100% gian hàng kinh doanh thịt heo ở chợ theo “Mô hình thí điểm chợ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”. Nguồn cung cấp thịt đều do Vissan và 2 chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn cung cấp; sản phẩm trứng gia cầm do các công ty trong nước như Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt, CP cung ứng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất được nguồn gốc. Song song đó, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi mua các sản phẩm rau củ quả, thực phẩm tại chợ, Ban Quản lý chợ Bến Thành cũng thường xuyên kiểm tra (hơn 730 lượt từ đầu năm đến nay) bằng phương pháp test nhanh, qua đó phát hiện 13 trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đặc sản xuất ngoại
Điểm qua một số chợ truyền thống nêu trên, dễ thấy phần lớn đây cũng là các điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt khách nước ngoài. Nhắc tới quận 1, du khách thường nhớ ngay tới chợ Bến Thành, còn quận 5 có chợ An Đông, quận 6 có chợ Bình Tây… Điều này cũng được thể hiện thông qua tour của hầu hết các thương hiệu lữ hành khi đưa khách tham quan TPHCM. Vậy khi tới tham quan, du khách sẽ tranh thủ mua sắm những gì? Theo chị Ngọc Lam, chuyên kinh doanh hàng đặc sản ở chợ Bến Thành, du khách rất thích các sản phẩm được làm từ trái cây thuần Việt như mứt xoài, long nhãn (cùi nhãn) sấy, chuối, hồng Đà Lạt… Có những vị khách đặt mua hàng chục ký để mang về nước (Australia, Mỹ, Canada…) sử dụng hoặc làm quà biếu. Bên cạnh đó, nhiều Việt kiều khi về thăm quê cũng thường ghé chợ chọn mua quà tặng người thân.
Ngoài ra, quần áo, vải, đồ thủ công mỹ nghệ… cũng được khách quốc tế quan tâm tìm hiểu, mua làm quà tặng đem về nước. Đáng chú ý, tại chợ Bến Thành cũng như các chợ truyền thống khác trên địa bàn TPHCM gồm Bình Tây, Tân Bình, An Đông… du khách thích chọn mua vải cuộn để may đồ. Trong số này, đối tượng khách hàng đến từ Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, châu Âu… mua khá nhiều. Chị Lan Ngọc, tiểu thương chợ Tân Bình, cho biết nhiều du khách chọn may vài bộ, có khách may cả chục bộ (thông qua các khách sạn giới thiệu điểm may đo) để mặc khi đi du lịch.
Theo Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Võ Thị Dung, các chợ truyền thống nói chung và chợ Bến Thành nói riêng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bà con kinh doanh hiểu hơn về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trên thực tế, các chợ truyền thống, trong đó có chợ Bến Thành, không chỉ là nơi kinh doanh thuần túy mà còn là điểm thu hút du khách, quảng bá du lịch của TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung ra với bạn bè thế giới. Do vậy, việc đảm bảo đầu vào, cung cấp các sản phẩm đúng chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ… đến tay người tiêu dùng nhằm giữ uy tín, thương hiệu của chợ; thúc đẩy việc kinh doanh tại chợ truyền thống phát triển là điều cực kỳ quan trọng.