Hướng tới tăng sản lượng thịt bò trong nước

Theo Báo cáo triển vọng phát triển ngành nông nghiệp của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2020, mức tiêu thụ thịt bò trung bình của Việt Nam là 9,2kg/người/năm, nhưng sản xuất trong nước mới đáp ứng được 30% sản lượng thịt bò, còn lại 70% nhập khẩu từ các nước. 

Tính đến tháng 11-2020, sản lượng và giá trị trâu, bò sống (để giết thịt) nhập khẩu về Việt Nam tổng cộng hơn 500.000 con (91% là bò), với kim ngạch 556 triệu USD; thịt mát gia súc đạt 1,5 triệu kg; thịt đông lạnh đạt 80 triệu kg.

Trước thực trạng trên, Nhà nước cũng như các địa phương đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển chăn nuôi nhằm gia tăng sản lượng thịt bò trong nước. Đặc biệt, Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn năm 2045 phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng đã được phê duyệt, định hướng, duy trì tốc độ tăng đàn trung bình 1%/năm giai đoạn 2021-2030 và sản lượng thịt bò tăng trung bình 6%/năm; nâng tỷ lệ đàn bò lai các giống chuyên thịt lên trên 70% tổng đàn.

Cùng với đó, tích hợp quy hoạch phát triển chăn nuôi ở cụm tỉnh, vùng, miền với quy hoạch chung của quốc gia; đồng thời chuyển diện tích kém hiệu quả sang trồng cỏ có năng suất và giá trị cao cho chăn nuôi. Tổ chức liên kết giữa các khâu trong sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ: sản xuất - thu mua - chế biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm; hướng đến sản xuất thịt bò, thịt trâu theo tiêu chuẩn thịt mát nhằm bảo đảm về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình trình sản xuất, chuỗi bảo quản và phân phối.

Tin cùng chuyên mục