Hy vọng nhà mạng làm đúng như lời đã nói

Đem lại lợi ích lớn cho người dùng và là xu hướng công nghệ, song các dịch vụ nhắn tin miễn phí (OTT) vẫn bị lệ thuộc lớn vào các nhà mạng và gần đây có nhiều “râm ran” rằng các nhà mạng sẽ chặn những ứng dụng OTT vì nó đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của dịch vụ viễn thông, “giết chết” tin nhắn truyền thống trên di động...

Đem lại lợi ích lớn cho người dùng và là xu hướng công nghệ, song các dịch vụ nhắn tin miễn phí (OTT) vẫn bị lệ thuộc lớn vào các nhà mạng và gần đây có nhiều “râm ran” rằng các nhà mạng sẽ chặn những ứng dụng OTT vì nó đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của dịch vụ viễn thông, “giết chết” tin nhắn truyền thống trên di động...

Phải nói rằng, gần đây OTT phát triển đến chóng mặt, góp mặt đầy đủ các anh tài từ nội đến ngoại… đã tạo nên một xu hướng ứng dụng, liên lạc mới. Trên các ứng dụng OTT, người dùng tha hồ gởi hình ảnh, vẽ và thậm chí thoại… chứ không còn đơn thuần là nhắn tin với các chữ cái. Với sự đa dạng như vậy, tin nhắn truyền thống đứng trước “cái chết” là điều cũng dễ hiểu, đến nỗi các nhà mạng đã từng cho biết rằng OTT đã làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Đến thời điểm này, các nhà mạng mới giật mình. Cho nên trong 2 cuộc hội thảo về CNTT-VT mới vừa được tổ chức gần đây tại Hà Nội và TPHCM, câu hỏi nhà mạng có chặn OTT hay không đã được đặt ra và nêu lên ngay trong hội nghị. Ngay lập tức đại diện Bộ TT-TT khẳng định, dịch vụ OTT không vi phạm thể chế, lại đi theo xu hướng của thế giới, có lợi cho người dùng nên không thể cấm. Có thể nói đây là một lời nhưng giúp thêm nhiều sức lực, hy vọng cho các đơn vị làm OTT và hơn nữa giúp hàng triệu, hàng triệu người dùng OTT an tâm. 

Chuyện “râm ran” nhà mạng chặn OTT nhớ đến một câu chuyện khác. Khi internet trở nên phổ biến, người người dùng email thì cũng dẫn đến tình trạng thư giấy qua đường bưu điện bị ảnh hưởng lớn, doanh thu từ ngành bưu chính cũng bị ảnh hưởng thấy rõ. Dù vậy, những công ty bưu chính trên thế giới cũng như Việt Nam không hề có “ý tưởng” đề xuất cấm hoặc chặn dịch vụ email để bảo vệ doanh thu cho ngành bưu chính. Tình thế buộc các công ty bưu chính phải thay đổi hình thức kinh doanh, đa dạng hóa dịch vụ… và các công ty bưu chính vẫn trụ vững.

Tiếp nối câu chuyện OTT, cũng may chuyện nhà mạng chặn OTT chỉ “râm ran” còn khi hỏi đến, các nhà mạng tại Việt Nam phủ định việc này và đại diện VinaPhone, MobiFone, Viettel còn khẳng định dịch vụ OTT là xu hướng không thể cưỡng được và nó đang ảnh hưởng mạnh đến các dịch vụ thoại truyền thống. Vì vậy, các nhà mạng muốn hợp tác với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT như nhắn tin, gọi điện miễn phí thông qua những gói cước 3G mới.

Nhìn lại, nhà mạng đưa ra con số thống kê hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm mà họ bị thiệt hại vì OTT cũng đúng nhưng thiết nghĩ đúng hơn và nhìn rộng hơn,  nên nhìn đến hàng triệu người dùng đang được khai thác, ứng dụng những ứng dụng tiên tiến hơn, tiện dụng hơn và miễn phí… đó mới là giá trị của công nghệ mang phục vụ đời sống. Cho nên thời điểm hiện nay, hàng chục triệu người dùng OTT đang xem động thái của các nhà mạng tại Việt Nam và hy vọng họ thực hiện đúng như lời đã nói… là không chặn OTT. Nếu có vài trường hợp lẻ tẻ không sử dụng được OTT thì có thể do khách quan chứ đồng loạt không sử dụng được sẽ là vấn đề lớn… Và lớn hơn, khi đó người dùng sẽ xem đến việc lời nhà mạng nói ra có thật lòng hay không, lỡ thấy không thật lòng thì hình ảnh, thương hiệu nhà mạng xây dựng mấy chục năm qua khó mà… đẹp như mong muốn.

Bá Tân

Tin cùng chuyên mục