Iốt: Hiểu đúng mới dùng hiệu quả

Kết quả điều tra năm 1993 của Bệnh viện Nội tiết (Bộ Y tế) cho thấy 94% dân số nước ta có nguy cơ thiếu iốt. Bằng những biện pháp cụ thể nên những năm gần đây, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của iốt đã được nâng lên đáng kể. Đến năm 2005, Việt Nam đã đạt được mục tiêu loại trừ chứng rối loạn do thiếu iốt.

Kết quả điều tra năm 1993 của Bệnh viện Nội tiết (Bộ Y tế) cho thấy 94% dân số nước ta có nguy cơ thiếu iốt. Bằng những biện pháp cụ thể nên những năm gần đây, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của iốt đã được nâng lên đáng kể. Đến năm 2005, Việt Nam đã đạt được mục tiêu loại trừ chứng rối loạn do thiếu iốt.

Iốt tồn tại xung quang chúng ta, trong nước, không khí, sữa, trứng, thịt, rau quả… và có rất nhiều trong các sinh vật biển, nước biển. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp iốt mà iốt phải được cung cấp mỗi ngày từ bên ngoài. Có rất nhiều cách để bổ sung Iốt như: bổ sung iốt vào trong muối, nước, bánh mì, trà, đường… và thực phẩm có nguồn gốc từ biển như tảo biển, cá biển… Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biện pháp phòng ngừa thiếu iốt cho cộng đồng hiệu quả và bền vững nhất là bổ sung iốt vào trong muối.

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, người Việt Nam sử dụng trung bình khoảng 10g muối iốt (tương đương 2 muỗng cà phê) mỗi ngày. Nếu có sử dụng gia vị khác như nước mắm, nước tương thì lượng muối sử dụng sẽ ít hơn. Hao hụt trong quá trình bảo quản, nấu nướng khoảng 50% - 60% nên lượng iốt còn lại từ 150µg - 200µg, đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mỗi người. Nhưng cần lưu ý không nên ăn mặn.

Tùy thuộc vào lứa tuổi và tình trạng sinh lý, nhu cầu iốt (theo khuyến cáo của WHO) như sau: 

Tuổi

Nhu cầu iốt (µg/ngày)

0 - 59 tháng

90

6 - 12 tháng

120

Trên 12 tuổi

150

Phụ nữ mang thai và cho con bú

250

 
Tuy lượng iốt cần cho cơ thể rất nhỏ, thế nhưng nếu thiếu sẽ gây ra tác hại rất lớn. Thiếu iốt ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Trong đó, trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng chịu hậu quả nghiêm trọng nhất. Ngoài bệnh bướu cổ, thiếu iốt còn gây ra những tác hại khác đối với từng nhóm người cụ thể:

- Thiếu iốt ở giai đoạn trẻ còn trong bụng mẹ thì bộ não sẽ dễ bị tổn thương, trẻ sinh ra dễ bị đần độn và các khuyết tật thần kinh khác (điếc, lác mắt, khoèo chân, tay…).

- Phụ nữ mang thai nếu thiếu iốt dễ bị sảy thai, thai chết trong bụng hoặc sinh non.

- Trẻ em nếu thiếu iốt sẽ giảm khả năng tập trung trí óc.

- Người trưởng thành thiếu iốt dễ bị giảm trí tuệ, cường giáp…

Về việc nhiều người sợ thừa iốt, ThS-BS Ngọc Oanh, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho biết đối với cơ thể bình thường, nếu lượng iốt bổ sung vào thừa một ít thì cơ thể cũng sẽ thanh lọc theo đường nước tiểu ra ngoài chứ không tích lại trong cơ thể, nên không phải lo.

CHÚC THỦY

Tin cùng chuyên mục