Kết thúc điều tra vụ án tiêu cực ở Vinalines: Đề nghị truy tố Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm

(SGGPO). - Ngày 14-10, Bộ Công an đã có thông tin chính thức cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án tiêu cực xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). C48 đã quyết định chuyển hồ sơ vụ án tiêu cực này sang Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Vinalines - Dương Chí Dũng cùng 9 bị can khác về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 – Bộ luật Hình sự  và “Tham ô tài sản” theo Điều 278 – Bộ luật Hình sự.
Kết thúc điều tra vụ án tiêu cực ở Vinalines: Đề nghị truy tố Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm

(SGGPO). - Ngày 14-10, Bộ Công an đã có thông tin chính thức cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án tiêu cực xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). C48 đã quyết định chuyển hồ sơ vụ án tiêu cực này sang Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Vinalines - Dương Chí Dũng cùng 9 bị can khác về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 – Bộ luật Hình sự  và “Tham ô tài sản” theo Điều 278 – Bộ luật Hình sự.

Qua điều tra, cơ quan công an đã làm rõ, trong thời gian làm việc tại Vinalines, Dương Chí Dũng với tư cách là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã cấu kết cùng với Mai Văn Phúc ( nguyên Tổng giám đốc Vinalines)  và một số cá nhân khác cố ý làm trái trong việc đầu tư, tổ chức đấu thầu, thanh toán  mua ụ nổi 83M ( để phục việc sửa chữa, đóng mới tàu biển), gây thiệt hại cho nhà nước gần 400 tỷ đồng. Trong đó, Dương Chí Dũng đã chỉ đạo cấp dưới nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD. Với số tiền tham ô rất lớn này, Dương Chí Dũng đã sử dụng vào việc riêng là mua một số căn hộ cao cấp ở Hà Nội cho một số người thân quen. 

Ụ nổi 83M

Ụ nổi 83M

Trước đó vào ngày 17-5-2012, cơ quan  Cảnh sát điều tra  đã ra quyết định khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam Dương Chí Dũng (sinh năm 1957, nguyên Cục trưởng Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines). Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì Dương Chí Dũng không có mặt tại nhà. Sau đó một ngày (18-5-2012), CQĐT xác định bị can Dương Chí Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc.

Ngày 21-6-2012, cơ quan Cảnh sát điều tra  , Bộ Công an phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng. Cho tới ngày 4-9-2012, cơ quan CSĐT đã bắt giữ  được Dương Chí Dũng khi đang lẩn trốn ở nước ngoài.
 
Sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, cơ quan Cảnh sát điều tra  cũng đã làm rõ một “đường dây” đã tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài trước đó. Cơ quan  Cảnh sát điều tra  đã tiến hành khởi tố và bắt giam nhiều người trong đường dây này, trong đó có một số cán bộ chiến sỹ của công an Hải Phòng. Đáng chú ý hơn, trong số những người bị bắt và bị khởi tố vì giúp cho Dương Chí Dũng bỏ trốn có bị can Dương Tự Trọng (nguyên đại tá, Phó Giám đốc Công an Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội và là em ruột của Dương Chí Dũng) bị khởi tố về tội "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cũng liên quan tới vụ tiêu cực ở Vinalines, ngày 24-9, Đại tướng Trần Đại Quang- Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì cuộc họp liên ngành để nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về một số vụ án tham nhũng kinh tế trọng điểm. Tại buổi làm việc, Đại tướng Trần Đại Quang đã yêu cầu sớm kết thúc điều tra, đưa ra truy tố, xét xử vụ án xảy ra tại Vinalines vào cuối năm 2013.

NGUYỄN QUỐC

Tin cùng chuyên mục