Khắc tinh của biếng ăn

Khắc tinh của biếng ăn

Chứng biếng ăn không chỉ xuất hiện ở học sinh độ tuổi mầm non, mẫu giáo, mà còn ở cả học sinh tiểu học. Biếng ăn khiến các em không được cung cấp đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

Về phía phụ huynh, dù đã nỗ lực “sưu tầm” các loại thực phẩm chất lượng cao, đa dạng và kỳ công chế biến, nhưng không có kết quả, khiến cha mẹ đi từ chỗ lo lắng đến bực bội, cáu gắt với con; trẻ bị la rầy cũng bị tác động xấu đến tâm lý…

90% trẻ biếng ăn do sợ “vũ lực”

Khắc tinh của biếng ăn ảnh 1
Cô và cháu cùng “chế biến” thức ăn.

Tại một phòng khám dinh dưỡng, mỗi ngày có khoảng 600-700 trẻ em được đưa đến khám và tư vấn về dinh dưỡng, trong đó có từ 30% - 40% trẻ em bị biếng ăn với nhiều nguyên nhân khác nhau (do bệnh lý và tâm lý), trong đó “vũ lực” là nguyên nhân chiếm đến 90%.

Hò hét, dọa nạt, roi vọt… khiến trẻ càng có tâm lý chống đối và cho đó là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý, quan tâm của phụ huynh, dẫn đến biếng ăn triền miên, rồi suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và bệnh tật (nhất là bệnh truyền nhiễm), lại tiếp tục biếng ăn… do lượng thức ăn mà trẻ tiêu thụ trước và trong khi bệnh sẽ giảm rõ rệt. Sau cơn bệnh, trẻ cũng sẽ tiếp tục biếng ăn trong một thời gian ngắn.

Thiếu dinh dưỡng cũng dẫn tới biếng ăn, nhất là thiếu các chất dinh dưỡng như: Protein (thường có trong thịt, cá, trứng, sữa), Lysine, kẽm... Nhưng đây lại là nguyên nhân dễ cải thiện.

Không tập trẻ “ăn hối lộ”

Ít nhất một tuần một lần, cho bé thử món ăn mới, “con ăn thử một miếng, chỉ một miếng thôi”, để bé khám phá thêm hương vị mới. Có những món bé không thích ăn lúc 2 tuổi, nhưng lên 3 tuổi thì ăn lia lịa. Đừng vì bé không thích lúc bé còn nhỏ mà không “dụ khị” bé ăn thử lần nữa.

Đừng dùng kẹo hay bất cứ thứ gì làm quà thưởng cho việc ăn uống của con. “Con ăn hết chén cơm thì mẹ cho kẹo”, “Con ăn hết dĩa rau mẹ cho 5.000 đồng”... “Hối lộ” kiểu này chỉ tạo cho trẻ cảm thấy ăn uống là một cách trẻ có thể tỏ “quyền uy”, dễ kiểm soát và đưa ra yêu sách với cha mẹ - là điều không tốt cho cả cha mẹ và trẻ về sau.

Đừng ép ăn. Càng bị hò hét ép ăn, bé càng tỏ ra lì lợm, chống đối lại. Làm một món ăn hấp dẫn, ngon miệng, đầy màu sắc, kể cho trẻ nghe một câu chuyện vui về món trẻ đang ăn, chơi đùa với trẻ khi trẻ ăn… là những cách hay, sáng tạo.

Bổ sung sữa khi trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn do bệnh lý khiến cơ thể suy kiệt, chậm phát triển. Trước mắt, để giúp khắc phục, cần bổ sung ngay những sản phẩm hỗ trợ đa sinh tố và khoáng chất, tránh cho trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn của biếng ăn.

Một trong những sản phẩm được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là PediaPlus, lần đầu tiên được sản xuất trong nước bởi NutiFood có giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm ngoại nhập cùng loại nhưng chất lượng tương đương, là thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ biếng ăn từ 1-10 tuổi (lứa tuổi có tỷ lệ biếng ăn cao nhất).

PediaPlus có bổ sung Lysine - một trong những acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, rất quan trọng cho tăng trưởng, nhưng lại có rất ít trong gạo và ngũ cốc, nên trong tập quán ăn của người Việt rất dễ thiếu hụt. Chất này giúp hỗ trợ sự hấp thu calci và phospho ở hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu calci vào khối xương, thúc đẩy quá trình tăng trưởng xương ở trẻ và tổng hợp protein cho cơ thể để trẻ phát triển vững chắc.

Hơn nữa, giai đoạn này trẻ rất dễ thiếu hụt năng lượng do tăng trưởng mạnh. Là loại sữa năng lượng cao, 1ml PediaPlus cung cấp 1Kcal năng lượng, cao hơn so với sữa bột thông thường (chỉ cho 0,75Kcal) và sữa bò (0,60Kcal), sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu của trẻ. Và với nguồn đạm có giá trị sinh học (chỉ số hấp thu đạm) cao, PediaPlus sẽ cung cấp đầy đủ và ở tỷ lệ cân đối 9 acid amin thiết yếu, đảm bảo cho cơ thể hấp thu đạm tốt nhất, giúp tránh được suy dinh dưỡng và mắc bệnh do thiếu hụt đạm rất thường gặp ở lứa tuổi này.

Với các loại sữa “khắc tinh” của chứng biếng ăn như PediaPlus, phụ huynh đã có trong tay “vũ khí” hữu hiệu chống lại sự sợ hãi và bất lực khi trẻ biếng ăn.

BS HUỲNH PHƯỢNG

Tin cùng chuyên mục